Đồng thời nhấn mạnh, nếu bà Chu bỏ trốn, công ty bảo vệ cũng có khả năng truy bắt được. Tuy nhiên, tòa án vẫn không chấp thuậnd Sau 5 giờ tranh luận, Chánh án William Ehrcke tuyên bố tòa nghỉ, phiên điều trần thứ ba sẽ tiếp tục vào ngày 11.12.
Tranh luận quyết liệt quanh việc có hay không cho phép tại ngoại
Tại phiên điều trần này, ông John Gibb-Carsley công tố viên, tiếp tục cáo buộc một công ty trực thuộc Huawei đăng ký ở Iran do Mạnh Vãn Chu quản lý. Bà ta đã nói dối nhiều ngân hàng siêu quốc gia khiến họ chuyển tiền tới Iran, vi phạm luật trừng phạt Iran của Mỹ. Phía công tố cho rằng nguy cơ bà Chu bỏ trốn rất cao nên yêu cầu tòa án từ chối đơn xin bảo lãnh tại ngoại của bà.
Chánh án tòa án bang British Columbia William Ehrcke cho rằng: chính phủ Mỹ đến nay vẫn chưa chính thức yêu cầu dẫn độ bà Chu, họ có thời gian 60 ngày để đưa ra yêu cầu này.
Về mặt lý thuyết, nếu trong thời hạn 60 ngày nếu Mỹ không yêu cầu dẫn độ thì bà Chu sẽ được phóng thích. Lấy lý do nghi ngờ về phía cư dân bang British Columbia có thể bảo lãnh cho nghi phạm hay không, Chánh án William Ehrcke tuyên bố sẽ tiếp tục thẩm lý vụ án này vào ngày 11.12.
Ông chánh án dẫn các vụ án trước đây và kinh nghiệm cá nhân, cho biết việc điều trần bảo lãnh có thể cần tới mấy tháng, thậm chí mấy năm và chất vấn ông David Martin luật sư của bà Chu, về việc ông Lưu Hiểu Tông, chồng bà Chu làm thế nào đảm bảo việc bà ở nguyên tại địa phương.
Đồng thời nghi ngờ việc ông có thể ở lại Canada mấy tháng, thậm chí mấy năm cho đến khi việc điều trần kết thúc. Ông cũng khẳng định, tiền bảo lãnh chỉ là nhân tố xem xét thứ 2.
Ông Lưu Hiểu Tông, chồng bà Mạnh Vãn Chu không đủ tư cách bảo lãnh cho vợ tại ngoại.
Luật sư Martin nói hộ chiếu Trung Quốc của ông Lưu Hiểu Tông được Canada cấp visa lưu trú đến ngày 6.2.2019, sau đó ông có thể về Hongkong rồi tái nhập cảnh Canada để được thêm 6 tháng lưu trú. Hoặc ông có thể giao hộ chiếu cho tòa án xin kéo dài thời gian. Hai con gái đều đang học tại Canada nên ông có thể đề xuất một người giám hộ xin visa giúp.
Tuy nhiên, công tố viên John Gibb-Carsley sau đó đã đưa ra chứng cứ mới cho thấy quyền cư dân Canada vĩnh viễn của bà Chu đã hết hiệu lực từ 9 năm trước, thẻ công dân bang British Columbia (BCID) của bà cũng hết hạn từ 12 năm trước và nói không có bất cứ công dân Canada nào có thể giúp bà. Tất cả đều chứng tỏ bà Chu hiện không có mối liên hệ chặt chẽ với Canada.
Phía công tố yêu cầu tòa án từ chối đơn xin bảo lãnh tại ngoại của Mạnh Vãn Chu, nói: bà ta có thể đối mặt với tội lừa đảo tại Mỹ, có thể bị nhận mức án tù giam 30 năm, cho rằng bà ta có nguồn tài sản lớn và có động cơ bỏ trốn, cho rằng nếu cho phép bảo lãnh thì tòa cũng phải ban hành lệnh giam lỏng.
Luật sư Martin nói, đương sự vui lòng mời một công ty bảo vệ giám sát mọi hành động của bà tại Vancouver suốt 24/24 giờ và tự chịu chi trả mọi khoản chi phí, đồng thời đảm bảo nếu bà Chu định bỏ trốn thì công ty bảo vệ này có đủ năng lực bắt giữ.
Ông nhất mạnh, bà Chu nỗ lực làm việc suốt 25 năm qua, luôn tôn trọng pháp trị, không có điểm xấu nào, khó có thể tưởng tượng bà sẽ vứt bỏ tất cả khi bỏ trốn trong thời gian được bảo lãnh tại ngoại khiến công ty mà bà dày công xây dựng bị mất mặt.
Phía nguyên đơn đề nghị cho phép bà Mạnh Vãn Chu đeo còng điện tử, bị giám sát suốt ngày đêm tại ngôi nhà này của bà ở Vancouver.
Sau đó tòa án cho gọi người phụ trách Công ty bảo vệ Lions Gate Risk Management (LG) nói về việc sắp xếp giám sát. Scot Filer, người phụ trách công ty này từng phục vụ trong cảnh sát hoàng gia 30 năm, nói dự tính chia các nhân viên thành 3 ca liên tục giám sát bà Chu. Một chuyên gia khác nói, loại còng điện tử được dùng cho bà Chu có thể bị cắt, nhưng nếu bị cắt sẽ phát tín hiệu báo động.
Ông cũng nói, công ty đã thực hiện giám sát 520 người, nhưng chỉ có 1 người trốn thoát thành công. Công ty LG cho biết, nếu được bảo lãnh tại ngoại, bà Chu sẽ bị họ giám sát tại nhà riêng, ngôi biệt thự ở địa chỉ West 28th Avenue, Vancouver.
Theo tài liệu của tòa án cao cấp bang mà trang tin Đông Phương có được, bà Mạnh Vãn Chu đã có văn bản gửi tòa, tự bào chữa cho rằng mình vô tội. Bà cũng cho biết, sau khi bị bắt do huyết áp tăng đã phải đưa đến bệnh viện, cũng từng bị ung thư tuyến giáp nên đề nghị được bảo lãnh tại ngoại. Bà nói, bản thân không có nguy cơ bỏ trốn, nếu được chấp thuận bảo lãnh sẽ ở lại Canada để kháng biện.
Bà Chu nói trong đơn, khi bị bắt tại sân bay Vancouver, do thấy khó chịu vì chứng huyết áp cao nghiêm trọng nên được được đưa tới bệnh viện chữa trị và lo lắng nếu bị giam giữ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bà cũng nói năm 2011 đã bị phẫu thuật do chứng ung thư tuyến giáp. Mấy năm nay bà bị bệnh tật giày vò, rất khó nuốt các thức ăn rắn, phải ăn uống theo thực đơn bệnh lý. Ngoài ra, mấy năm nay hàng ngày bà phải uống thuốc theo đơn của bác sĩ để điều trị các bệnh khác.
Bà Chu cũng khẳng định bản thân có ít nhất 15 năm liên hệ với Canada và từng có thời gian được hưởng quyền cư dân vĩnh viễn. Chồng bà mùa hè mỗi năm đều sang đây ở 2-3 tuần và hai vợ chồng đã lập nghiệp ở đây năm 2016. Bà cũng nói chồng bà dự tính trong thời gian bà được bảo lãnh sẽ đưa con đến Canada học để thuyết phục tòa án rằng bà sẽ không bỏ trốn. Bà bày tỏ sẵn sàng giao nộp 2 cuốn hộ chiếu, chấp nhận nộp tiền bảo lãnh và bị giam lỏng tại nhà, đề nghị phía Canada không dẫn dộ bà tới Mỹ, dù cho có tới Mỹ bà cũng sẽ kháng biện.
Bà Chu khẳng định mình vô tội, Huawei cũng phủ nhận cáo buộc, nhấn mạnh nghiệp vụ của công ty tại Iran tuân thủ chặt chẽ các pháp quy và luật chế tài của Mỹ, Liên hợp quốc và EU.
Một người biểu tình giương biểu ngữ chống Huawei tại khu vực các phóng viên chầu chực bên ngoài tòa án.
Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu không cho Mạnh Vãn Chu tại ngoại
Theo Epoch Times ngày 11.12, Bộ Tư pháp Mỹ đã gửi thư cho tòa án bang British Columbia, cho rằng, Mạnh Hiểu Chu là công dân Trung Quốc, không phải công dân Canada, lại không cư trú, không có nhân thân hợp pháp tại Canada. Bà thiếu mối liên hệ với Canada và có nhiều hộ chiếu, điều này có thể khiến bà ta có thể dễ dàng rời Canada. Trong 11 năm qua, bà Chu đã được Trung Quốc và Hồng Kông cấp ít nhất 7 cuốn hộ chiếu khác nhau.
“Đáng chú ý là đó là những cuốn hộ chiếu bà Chu sử dụng để tới Mỹ du lịch. Bà ta có thể còn có những hộ chiếu khác mà chính phủ Mỹ chưa biết”. Bộ Tư pháp Mỹ đã cung cấp cho tòa án Canada mã số của 4 cuốn hộ chiếu Trung Quốc cùng 3 hộ chiếu Hồng Kông và cho biết, dù Canada có tịch thu những hộ chiếu mà bà Chu sử dụng để nhập cảnh nước này trước đây thì bà vẫn có thể dùng hộ chiếu khác để trốn khỏi Canada.
Bộ Tư pháp Mỹ nói, bà Chu đã thể hiện rõ ý đồ lẩn tránh việc bị Mỹ bắt. Khoảng tháng 4.2017, Huawei và bà đã ý thức được việc chính phủ Mỹ điều tra hình sự với bà. Khi đó, chính phủ Mỹ đã gửi nhiều giấy gọi tới công ty con của Huawei ở Mỹ. Sau đó, giới chức cao cấp Huawei đã thay đổi mô thức di chuyển của họ, tránh đến hoặc quá cảnh qua Mỹ. Mạnh Vãn Chu và một số quan chức cao cấp Huawei đều đã hoàn toàn ngừng các chuyến đi tới Mỹ.
Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng, hành động của Huawei thêm một bước chứng tỏ bà Mạnh Vãn Chu và Huawei có thể sẽ áp dụng biện pháp ngăn chặn Mỹ điều tra và bắt bà ta. Thư của Bộ Tư pháp Mỹ kết luận: “Bà Mạnh Vãn Chu không có động lực ở lại Canada để phối hợp thực hiện trình tự dẫn độ”.
Trung Quốc có thể trả đũa Canada ra sao
Ngày 8.12, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành đã khẩn cấp triệu tập Đại sứ Canada tại Bắc Kinh John McCallum tới, bày tỏ “nghiêm khắc giao thiệp và kịch liệt phản đối việc phía Canada bắt giữ người phụ trách công ty Huawei” và “mạnh mẽ yêu cầu phía Canada thả tự do cho người bị bắt ngay lập tức, nếu không sẽ phải gánh chịu toàn bộ trách nhiệm cho những hậu quả nghiêm trọng của vụ việc này”.
Nếu Trung Quốc trừng phạt Canada để trả đũa vụ bà Mạnh Vãn Chu bị bắt, Thủ tướng Justin Trudeau có thể sẽ có các biện pháp giáng trả Trung Quốc và ngả theo Mỹ trong cuộc chiến mậu dịch.
Trang tin Đa Chiều ngày 11.12 cho rằng, những lời lẽ đe dọa này của ông Lạc Ngọc Thành cho thấy Trung Quốc có khả năng áp dụng biện pháp trừng phạt Canada để trả đũa việc cảnh sát nước này bắt giữ bà Chu. Theo Đa Chiều, năm ngoái khi Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull tố cáo Trung Quốc thẩm thấu nội bộ Australia đã khiến Trung Quốc đoạn tuyệt việc trao đổi các đoàn cấp cao giữa hai bên trong một thời gian.
Có thể lần này, nếu bà Chu không được thả, Trung Quốc cũng sẽ gián đoạn việc thăm viếng lẫn nhau ở cấp cao để thể hiện sự “trừng phạt”. Cựu Đại sứ Canada tại Bắc Kinh David Mulroney không loại trừ khả năng này và bày tỏ “đây là cái giá buộc phải trả khi chơi với quốc gia như Trung Quốc”.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có thể chơi con bài kinh tế, mậu dịch. Hiện Canada là nước đang được lợi trong quan hệ mậu dịch. Năm 2017 kim ngạch buôn bán hai bên là 94,5 tỷ CAD, tăng 10,7% so với năm trước.
Sau khi Tổng thống Justin Trudeau lên nắm quyền đã thúc đấy hiệp định mậu dịch tự do hai nước để tăng cường tác dụng thị trường Trung Quốc kéo theo sự phát triển kinh tế của Canada. Nếu Trung Quốc sử dụng sự kiện Mạnh Vãn Chu bị bắt để trừng phạt Canada thì sẽ ảnh hưởng lớn đến ý định của ông Justin Trudeau muốn khai thác thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, Đa Chiều cho rằng, do quốc lực có hạn, Canada không thể phản kích lại thủ đoạn trừng phạt của Trung Quốc, nhưng nếu họ triệt để ngả sang phía Mỹ thì cũng khiến Trung Quốc phải trả giá.
Canada vốn là đối tượng Trung Quốc cần tranh thủ trong khi xảy ra Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ. 4 tháng sau khi cuộc chiến này nổ ra, xuất khẩu của Canada sang Trung Quốc đã tăng 23%. Nông sản và năng lượng của Canada đã giúp Trung Quốc rất nhiều trong việc giảm bớt áp lực do không có nguồn hàng nhập từ Mỹ. Nếu quan hệ Trung Quốc - Canada tiếp tục xấu đi thì không loại trừ khả năng ông Justin Trudeau sẽ từ bỏ thị trường Trung Quốc, chấp nhận “điều kiện thuốc độc” trong Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ để phản kích Trung Quốc . Điều đó có nghĩa là Trung Quốc đã mất đi đối tượng họ có thể tranh thủ được.
Huawei và ZTE có thể mất đi thị trường rộng lớn nếu Canada ngả hẳn sang phía Mỹ.
Ngoài ra, có thể các công ty công nghệ Huawei, ZTE sẽ mất đi thị trường rộng lớn do Canada ngả hẳn sang phía Mỹ.
Hiện nay Canada là quốc gia duy nhất trong Liên minh tình báo Five Eyes không cấm các công ty Trung Quốc tham gia xây dựng mạng thông tin di động 5G mặc dù trước đó các nghị sĩ Mỹ đã gửi thư cho ông Justin Trudeau yêu cầu Canada tảy chay các công ty Trung Quốc tham gia xây dựng mạng 5G.
Nhưng nếu quan hệ Trung Quốc - Canada xấu đi thì chính phủ Justin Trudeau có thể sẽ cự tuyệt các công ty Trung Quốc tham gia thị trường 5G để giáng trả Bắc Kinh và tăng cường quan hệ với Washington.