Theo nghiên cứu, trong 100g hành tây có 88g nước, 1,8g protid, 8,3g glucid, 0,1g chất xơ, 0,8g chất tro và 38mg calci, 58mg phosphor, 0,8mg sắt, 0,03mg caroten, 0,03mg B1, 0,04mg B2, 0,02mg PP... đều là những chất rất cần thiết đối với hoạt động của cơ thể. Không chỉ là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào hành tây còn mang lại nhiều lợi ích như:
- Diệt khuẩn, chống cảm lạnh
Hành tây có tác dụng diệt khuẩn, chống cảm lạnh. (Ảnh minh họa)
Hành tây có chứa một số phytoncide như allicin có tính kháng khuẩn mạnh, tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E. coli và Salmonella. Có thể sử dụng một củ hành tây đã bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt đầu củ bỏ một góc đặt trong phòng. Hành tây sẽ phát ra những phân tử nhỏ có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch không khí, đặc biệt khi trong nhà có trẻ nhỏ hoặc người bị cảm cúm.
Hành tây có tác dụng cực tốt trên nhóm bệnh do lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi hay các chứng sốt siêu vi. Khi đã mắc các chứng cảm có kèm hắt hơi, sổ mũi thì hành tây chính là phương thuốc hiệu quả nhất. Uống canh hành tây nóng giúp làm ra mồ hôi, long đờm, giảm sốt. Nếu bị tắc mũi chỉ cần lấy vài giọt nước ép hành tây nhỏ vào, mũi sẽ mau chóng thông thoáng.
-Giảm nguy cơ loãng xương
Trong thành phần của hành tây có hàm lượng canxi khá nhiều, hơn nữa các nghiên cứu cũng đã chỉ ra hành tây có thể giúp giảm sự thoái biến xương, tăng mật độ xương. Đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh, khi nội tiết tố sinh dục nữ đã suy giảm, có nguy cơ loãng xương và gãy xương cao. Khi tiêu thụ khoảng 200 - 300g hành tây mỗi ngày có thể giảm nguy cơ gãy xương vì hiệu quả chống loãng xương của chúng còn tốt hơn cả “calcitriol”, một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị loãng xương.
-Tốt cho hệ tiêu hóa
Hành tây giúp kích thích tiết axit dạ dày, tăng cảm giác ngon miệng, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, cải thiện chứng khó tiêu, đầy hơi sau ăn và làm giảm tình trạng táo bón mạn tính. Ngoài ra Fructo-oligosaccharides trong hành tây kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.
-Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Trong hành tây có chứa Chromium giúp các tế bào trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể.
- Phòng chống ung thư
Hành tây có tác dụng phòng chống ung thư là bởi có chứa Selen và quercetin. Selenium là một chất chống oxy hóa ức chế sự phân chia và phát triển của các tế bào ung thư, trong khi quercetin có thể ức chế hoạt động của chúng. Theo một số nghiên cứu, ăn hành tây thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
- Giúp giảm huyết áp
Hành tây là loại rau củ duy nhất chứa prostaglandin A, chất làm loãng máu tự nhiên, làm giảm độ nhớt của máu, giúp hạ huyết áp hiệu quả. Vì thế hành tây rất tốt đối với những người bị cao huyết áp, mỡ máu cao và các bệnh về tim mạch.
-Tốt cho bệnh nhân hen suyễn
Hành tây là thực phẩm được khuyên dùng đối với bệnh nhân hen suyễn và viêm phế quản mạn. Thành phần của nó chứa các chất chống viêm và ức chế Histamin- một chất hóa học chính gây bệnh hen, nó có tác dụng tốt trên bệnh nhân hen, giảm một nửa nguy cơ tái phát các cơn hen.
Những lợi ích của hành tây là không thể phủ nhận, tuy nhiên để tránh gây hại đến cơ thể bạn không nên kết hợp hành tây với những thực phẩm sau:
Tôm
Hành tây kết hợp với tôm sẽ hình thành canxi oxalate, chất này tích tụ lâu dài trong cơ thể sẽ gây ra bệnh sỏi thận. Do đó, khi nấu ăn, nên hạn chế hoặc không nấu chung tôm với hành tây.
Cá
Cá được biết đến là thực phẩm giàu protein, rất tốt cho sức khỏe . Tuy nhiên khi kết hợp với hành tây protein trong cá có thể bị kết tủa, lắng đọng ở dạ dày gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng.
Hành tây giàu axit oxalic. Trong khi đó, rong biển lại dồi dào i-ốt và can-xi. Kết hợp rong biển cùng hành tây làm tăng nguy cơ hình thành sỏi trong cơ thể.
Mật ong
Mật ong kết hợp với hành tây có thể hình thành chất gây tổn thương cho vùng mắt nếu ăn lượng lớn. Do đó, để bảo vệ mắt, khi chế biến món ăn nên hạn chế hoặc tốt nhất không nên dùng mật ong khi đã có thành phần là hành tây và ngược lại.
Ngoài ra nên chú ý bảo quản hành tây ở nơi mát mẻ, khô ráo, tối, thông gió tốt. Lưu ý không bỏ hành tây vào túi nhựa kín, có khả năng sẽ bị thối, hỏng, dễ sinh ra các chất độc hại.
Minh Hoa (t/h)