Tết Trung thu (Rằm tháng Tám) được coi là lễ lớn thứ 2 trong năm, chỉ sau Tết Nguyên đán. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, quây quần bên nhau, người đi làm ăn xa quê đều cố gắng quay về tụ họp.
Vào Tết Trung thu, ngoài bánh nướng, bánh dẻo, các gia đình thường chuẩn bị một mâm ngũ quả thật đẹp để dâng cúng tổ tiên và trông trăng.
Mâm ngũ quả Tết Trung thu thường gồm 5 loại quả sau với các ý nghĩa đặc biệt: Nải chuối chín vàng, quả hồng (tượng trưng cho hy vọng, sự no đủ), quả na (có nhiều mắt mang ý nghĩa sinh sôi), quả bưởi (mang ý nghĩa cầu điềm lành), quả lựu (tượng trưng cho may mắn).
Mâm ngũ quả Trung thu thường có 5 loại quả gồm chuối, bưởi, na, lựu và hồng, ngoài ra có thể trang trí thêm bằng các trái cây khác, bánh kẹo hay hoa. Ảnh minh họa
Ngoài 5 loại quả trên, các gia đình có thể thêm một số trái cây khác để tăng thêm sự hấp dẫn cho mâm ngũ quả Tết trung thu, đồng thời mang nhiều ý nghĩa may mắn hơn.
Một điều cần chú ý là, các gia đình nên đảm bảo mâm ngũ quả Tết trung thu có cả trái cây xanh và trái cây chín, mang ý nghĩa âm - dương hòa hợp, theo quan niệm người xưa.
Cách bày mâm ngũ quả Tết Trung thu đẹp và đơn giản
Mỗi người có một cách trang trí mâm ngũ quả Tết Trung thu độc đáo. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào quy mô và địa điểm tổ chức Tết trung thu, mâm ngũ quả lại có những cách trang trí và sắp xếp khác nhau.
Tuy nhiên, đa số mọi người đều sử dụng các loại trái cây để xếp, tạo hình cắt tỉa thành các con vật ngộ nghĩnh và dễ thương. Một số người còn sử dụng thêm hoa, đèn lồng, đèn ông sao, mặt nạ hay đầu lân, Tiến sĩ giấy để trang trí, giúp mâm ngũ quả Tết Trung thu thêm lung linh và đẹp mắt hơn.
Cần chú ý, để bày được mâm ngũ quả Tết Trung thu đẹp, bạn phải đảm bảo sự hài hòa màu sắc giữa các loại quả, quả xanh xen kẽ quả chín, tạo nên "bức tranh" tổng thể ấn tượng.
Hình ảnh một số mâm cỗ Trung thu đẹp: