Cận cảnh rắn hổ mang phun nọc độc dưới tốc độ quay siêu chậm

Hoa Hướng Dương |

Loài rắn hổ mang có thể phun nọc độc xa tới 3 mét.

Rắn là loài bò sát không chân, không sở hữu móng vuốt sắc nhọn như hổ, đôi chân nhanh nhẹn như báo săn, hàm răng sắc nhọn như cá sấu... nhưng bù lại nó lại sở hữu một vũ khí chết người: Nọc độc! Không những thế, nhiều loài còn có khả năng phun nọc độc rất xa.

Đó là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài cho phép một số loài có thể phun nọc độc với độ chính xác rất cao. Một nhóm chuyên gia từ Trường Y học Nhiệt đới Liverpool, Anh còn thu thập các loài rắn độc và cho thấy một kết quả nghiên cứu bất ngờ.

Cận cảnh rắn hổ mang phun nọc độc dưới tốc độ quay siêu chậm - Ảnh 1.

Rắn hổ mang phun nọc độc. Ảnh: The Natural History Museum

Theo đó, những loài rắn hổ mang phun nọc có mức độ nguy hiểm gấp đôi những loài rắn độc khác (không chỉ cắn và tiêm nọc độc trực tiếp, chúng còn có thể phun nọc từ xa khoảng 3 mét).

Xem video:

Cận cảnh rắn hổ mang phun nọc. Nguồn: Natural History Museum

Đa số các loài rắn hổ mang phun nọc đều sinh sống ở châu Phi (9 loài) và châu Á (10 loài), tuy nhiên các nhà nghiên cứu bò sát cho thấy sự khác nhau giữa chúng mà thoạt nhìn mọi người đều cho rằng chúng khá tương đồng.

Sự khác nhau đó tới từ thành phần các protein cấu tạo nên nọc độc, phương pháp sản sinh và cơ chế bắn nọc độc đi xa, tỉ lệ chính xác và cả khoảng cách bắn nọc độc của mỗi loài. Nghiên cứu này rất quan trọng vì mỗi năm có tới hơn 100.000 chết vì rắn cắn (theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO).

Việc thu thập nọc độc của các loài rắn phun nọc được Đơn vị Nghiên cứu Nọc độc Alistair Reid trực thuộc Trường Y học Nhiệt đới Liverpool thực hiện nhằm chế tạo ra các chất kháng nọc độc mới hữu hiệu nhất cho từng loài rắn hổ mang để cứu sống hàng ngàn người mỗi năm.

Bài viết được dịch từ nguồn: The Natural History Museum

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại