Một số hộ dân ở Thủ Thiêm bám trụ trên mảnh đất của mình trong căn nhà có khi chỉ là vài tấm bạt bao quanh che nắng mưa, để cả gia đình cùng con cái sống ngày qua ngày.
Những hộ này nhất định không di dời. Hơn chục năm qua, họ gửi đơn thư đến cơ quan chức năng nhằm chứng minh đất của mình không thuộc diện quy hoạch.
Mỗi hộ dân đều có tập tài liệu dày, nhiều gia đình đã phải đi kiện hàng chục năm nay, qua đủ các cấp chính quyền. Thế nhưng những quyền lợi của họ chưa được cơ quan nào giải quyết.
Tại khu đô thị này, gần 15.000 hộ dân đã bị giải toả để nhường đất cho dự án. Một số gia đình vẫn bám trụ vì cho rằng số tiền đền bù thấp hơn nhiều so với giá thị trường (mỗi m2 đất được đền bù chỉ từ 2,3-2,8 triệu đồng). Với số tiền ít ỏi đó họ không thể mua được căn chung cư để sinh sống...
Sống trơ trọi giữa những bụi cỏ mọc um tùm, họ rào tạm lại đất xung quanh ngôi nhà bằng hàng rào thép gai bởi lo sợ trộm cướp, người nghiện...
Nhiều người hoàn cảnh hơn, họ sống tại khu Thủ Thiêm với những căn lều dựng tạm, bán hàng mưu sinh qua ngày.
Địa hình của bán đảo Thủ Thiêm thấp trũng, nên khu nhà nằm trên đường Trần Não luôn bị ngập, cả khi trời nắng cũng như mưa.
Hình ảnh đối lập của khu Thủ Thiêm với trung tâm quận 1 cách nhau con sông.
Một căn nhà nằm trơ trọi.
Nhà của bà Nguyễn Thị Giáp (78 tuổi) có nguy cơ bị những bức tường của căn bên cạnh đổ sập vào bất cứ lúc nào. Gia đình có 2 ông bà sống với nhau, ông bị tai biến nằm một chỗ nên bà quanh năm sống trong lo sợ.
Ông Nguyễn Huy Hoàng, chủ nhân thửa đất số 2A/8B (tổ 1, khu phố 1, P.Bình An, Q.2) bên căn nhà của mình. Ông Hoàng cho biết hơn 10 năm qua mình và vợ đã phải nghỉ làm để thay nhau chăm sóc con nhỏ và ra Hà Nội gửi đơn từ chứng minh phần đất của không nằm trong diện quy hoạch.
Những căn nhà đổ nát sau khi bị cưỡng chế trên tuyến đường Trần Não, Lương Định Của...
Nhiều căn nhà bị giải toả, trên nền đất còn trơ trọi những bộ bàn ghế phơi nắng mưa bao năm qua.
Nỗi đau đáu cuối đời được sống yên ổn bên cụ ông của bà Giáp (đường Lương Định Của, Kp.1, P.Bình An) không biết bao giờ thành hiện thực.
Bà Lê Thị Thảo (53 tuổi) có nhà tại đường Lương Định Của, căn nhà bị giải toả năm 2012, khi nhìn về mảnh đất sinh sống bao năm của gia đình, bà bật khóc vì không còn nơi "chui ra chui vào".
Mất nơi ở, cuộc sống của nhiều người dân đảo lộn.
Những gì còn sót lại của một ngôi nhà bị cưỡng chế từ vài năm trước.