Cận cảnh màn "dương oai diễu võ" của Nga và đồng minh khiến NATO ớn lạnh

Kiệt Linh |

Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và 7 quốc gia Trung Á vừa tiến hành một trong những cuộc tập trận chung lớn nhất trong những năm gần đây, trải rộng trên hai lục địa và liên quan đến 128.000 quân và hàng chục nghìn vũ khí hạng nặng, phương tiện quân sự.

Cuộc tập trận mang tên Tsentr 2019 (Trung tâm 2019) được tổ chức từ ngày 16-21/9 và được triển khai theo 2 mũi nhọn: phần đầu là một cuộc xâm lược giả định của một nước khủng bố ở Trung Á; và phần hai là các cuộc diễn tập đổ bộ của một loạt lực lượng đặc nhiệm nhằm bảo vệ các tài sản vùng Bắc Cực của Nga trước một cuộc tấn công bất ngờ.

Cận cảnh màn dương oai diễu võ của Nga và đồng minh khiến NATO ớn lạnh - Ảnh 1.

Một chiếc trực thăng đang làm nhiệm vụ tấn công vào một sườn đồi ở gần Dushanbe, Tajikistan, trong cuộc tập trận Tsentr 2019.

Cận cảnh màn dương oai diễu võ của Nga và đồng minh khiến NATO ớn lạnh - Ảnh 2.

Các phương tiện bọc thép đi xuyên qua một sa mạc của Kazakh

Cận cảnh màn dương oai diễu võ của Nga và đồng minh khiến NATO ớn lạnh - Ảnh 3.

Lực lượng bắn tỉa trong bộ đồ ngụy trang ở Tajikistan.

Cận cảnh màn dương oai diễu võ của Nga và đồng minh khiến NATO ớn lạnh - Ảnh 4.

Lực lượng Nga được thả xuống từ một chiếc trực thăng vận tải vũ trang ở phía tây nước Nga

Cận cảnh màn dương oai diễu võ của Nga và đồng minh khiến NATO ớn lạnh - Ảnh 5.

Một tên lửa Iskander được phóng đi từ khu thử ở Kazakhstan.

Cận cảnh màn dương oai diễu võ của Nga và đồng minh khiến NATO ớn lạnh - Ảnh 6.

Hình ảnh cuộc diễn tập tấn công vào một doanh trại của lực lượng khủng bố ở khu thử tên lửa Kazakh

Cận cảnh màn dương oai diễu võ của Nga và đồng minh khiến NATO ớn lạnh - Ảnh 7.

Tổng thống Kyrgyz Sooronbai Jeenbekov (bên trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin nghỉ ngơi sau khi giám sát cuộc tập trận.

Cận cảnh màn dương oai diễu võ của Nga và đồng minh khiến NATO ớn lạnh - Ảnh 8.

Lực lượng Nga trên một chiếc cầu phao ở Sông Tom.

Cận cảnh màn dương oai diễu võ của Nga và đồng minh khiến NATO ớn lạnh - Ảnh 9.

Một phương tiện phóng tên lửa Osa băng qua Sông Tom.

Cận cảnh màn dương oai diễu võ của Nga và đồng minh khiến NATO ớn lạnh - Ảnh 10.

Triển khai cầu phao

Cận cảnh màn dương oai diễu võ của Nga và đồng minh khiến NATO ớn lạnh - Ảnh 11.

Một phần của cầu phao đang được triển khai

Cận cảnh màn dương oai diễu võ của Nga và đồng minh khiến NATO ớn lạnh - Ảnh 12.

Các phương tiện bao gồm pháo tự đẩy đang được đưa qua Sông Tom bằng cầu phao

Cận cảnh màn dương oai diễu võ của Nga và đồng minh khiến NATO ớn lạnh - Ảnh 13.

Các sĩ quan quân đội Kazakh trong cuộc tập trận

Cận cảnh màn dương oai diễu võ của Nga và đồng minh khiến NATO ớn lạnh - Ảnh 14.
Cận cảnh màn dương oai diễu võ của Nga và đồng minh khiến NATO ớn lạnh - Ảnh 15.

Xe tăng tung hỏa lựa ở khu vực Kemorovo của Nga

Cận cảnh màn dương oai diễu võ của Nga và đồng minh khiến NATO ớn lạnh - Ảnh 16.

Tổng thống Putin theo dõi cuộc diễn tập ở Orenburg Oblast hôm 20/9

Với hai kịch bản khác nhau được thực hiện trong một cuộc tập trận, các yếu tố Trung Á và Bắc Cực của cuộc tập trận Tsenter 2019 dường như chẳng có gì liên quan mà cuộc tập trận này được cho là một cuộc thử thách năng lực của Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga trong việc đồng thời phối hợp hai chiến dịch quân sự ở các phần khu vực khác nhau của thế giới.

Cuộc tập trận Tsenter 2019 cũng được xem là một bước mở rộng trong chiến dịch lên kế hoạch đối phó với NATO trong trường hợp khẩn cấp. Nhiều trong số những bài tập được tiến hành ở khu vực Trung Á trong tuần qua có hiệu quả trong bối cảnh xảy ra một cuộc chiến tranh trên mặt đất ở Châu Âu.

Các cuộc diễn tập ở khu vực Trung Á diễn ra theo hình thức kết hợp các loại vũ khí trong chiến dịch chống nổi dậy.

Những đoàn xe bọc thép hạng nhẹ luyện tập bài tập huy động lực lượng ở vùng sa mạc Kazakh; phi đội trực thăng tấn công diễn tập bài đánh bom vào các mục tiêu cố thủ ở vùng đồi Tajikistan, vào các cầu phao cũng như các tàu tên lửa nhỏ đang tiến tới Sông Tom; trong khi dàn xe tăng chiến đấu chủ lực giáng những đòn mạnh mẽ vào loạt cứ điểm của lực lượng khủng bố giả định ở những khu vực huấn luyện trên khắp Trung Á.

Ngoài ra, lực lượng tập trận còn tiến hành phóng tên lửa tầm ngắn Iskander-M – một loạt tên lửa chiến thuật có khả năng hạt nhân, nhằm vào một loạt doanh trại của kẻ thù giả định ở Kazakhstan. Báo chí Nga đưa tin, các nhà lập kế hoạch tập trận chú trọng đến mục tiêu phối hợp các chiến dịch giữa các sư đoàn cơ giới.

Bộ Quốc phòng Nga trước đó cho biết, cuộc tập trận nói trên có sự tham gia của khoảng 130.000 binh sĩ, 20.000 vũ khí hạng nặng, 600 máy bay, 250 xe tăng chiến đấu chủ lực; 450 phương tiện chiến đấu bộ binh và 200 dàn pháo.

Theo các nhà bình luận quân sự của Nga, điểm nhấn của cuộc tập trận Tsentr 2019 là chiến dịch đổ bộ được cho là lớn nhất trong lịch sử của Nga: một trung đoàn lính nhảy dù 2.000 quân đã đổ bộ xuống ngay sau chiến tuyến của kẻ thù giả định cùng với hơn 200 vũ khí hạng nặng. Màn diễn tập này gây ấn tượng mạnh nhưng nó cũng gây tranh cãi khi xảy ra vụ hai phương tiện của Nga bị rơi trong quá trình được thả dù xuống mặt đất.

Có nhiều lớp ý nghĩa chiến lược trong cuộc tập trận Tsentr 2019. Trước hết, cuộc tập trận mới nhất nói trên đã cho thấy khả năng triển khai sức mạnh của Nga trên khắp khu vực Trung Á đồng thời giúp Nga tái đảm bảo với các đồng minh Kyrgyz và Kazakh về cam kết của Moscow đối với an ninh khu vực. Trong khi đó, việc Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan tham gia cuộc tập trận phát đi thông điệp về sức mạnh địa chính trị của Nga.

Cuộc tập trận của Nga với các đồng minh rõ ràng là một cảnh báo nghiêm khắc của Moscow dành cho NATO trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và NATO đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh sau khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng lên. Cả hai bên đều có những động thái quân sự khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về viễn cảnh bùng nổ xung đột trong khu vực.

Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine.

Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia. NATO thậm chí đang triển khai các lực lượng hàng nghìn quân đến đóng tại các khu vực sát với biên giới Nga.

Việc NATO tiến sát đến biên giới Nga đi ngược lại những cam kết mà liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đưa ra trong Dự luật Nga-NATO. Dự luật này quy định liên minh quân sự phương Tây không được phép triển khai một số lượng binh lính đáng kể đến lãnh thổ của các nước thành viên NATO mới nằm sát Nga.

Những bước đi của NATO khiến Nga không thể ngồi yên. Nga liên tục cáo buộc NATO muốn bành trướng vào khu vực ảnh hưởng hậu Xô-viết của Nga. Moscow bắt đầu thực hiện một loạt bước đi nhằm sẵn sàng đối phó và đáp trả NATO.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại