Hưởng ứng Ngày Di sản Việt Nam
Trao đổi với chúng tôi, đại diện Ban tổ chức ẩm thực làng Ước Lễ cho biết, Làng nghề truyền thống là một bộ phân di sản của văn hóa dân tộc và là tài sản quý giá của nhân loại. Để bảo tồn, phát triển giá trị tinh hoa làng nghề, Làng nghề Ước Lễ phối hợp với Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và cơ quan chức năng tổ chức lễ rước sản phẩm giò chả, bánh chưng, bánh dầy, bày tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
Lễ rước thể hiện đạo lý cao đẹp "Tôn sư trọng đạo", "Uống nước nhớ nguồn" của người dân Ước Lễ đối với Tổ tiên, đồng thời khơi dậy niềm tự hào với nghề truyền thống.
Đại diện Ban tổ chức cho biết, lễ vật gồm có: 18 lễ giò chả, trầu cau, tri ân 18 đời vua Hùng, 500 cặp bánh dầy, tri ân vua Lý Thái Tổ, 01 ống chả quế dài 4 mét, đường kính 50 cm, trọng lượng 180 kg, tri ân Tổ nghề.
Tham gia đoàn rước gồm: Các cụ cao niên, Đại diện Đảng ủy, Ủy ban nhân dan xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội, Đoàn nghệ nhân, thợ giỏi, Đoàn hội viên Hội Văn hóa ẩm thực gò chả Làng nghề Ước Lễ và một số tổ chức quần chúng khác.
Người dân trong làng chuẩn bị cho lễ hội
Cối đá, chày gỗ là dụng cụ không thể thiếu
Đối với người dân Ước Lễ thì cả đàn ông và phụ nữ đều rất giời nghề
Bí quyết tạo nên thương hiệu giò chả Ước Lễ
Chia sẻ với chúng tôi, ông Lê Văn Thắng, cho hay, gia đình ông Thắng là đời thứ 3 làm nghề giò chả. Hiện nay gia đình ông Thắng đang sinh sống tại tỉnh Bình Dương nhưng vẫn giữ nghề sản xuất giò chả và mang thương hiệu này.
Sau khi thịt được giã nhuyễn sẽ được đắp vào ống
Chỉ những người được nhân dân trong làng bầu chọn mới được tham gia công việc này
Ông Thắng chia sẻ, muốn có sản phẩm giò chả ngon, thì phải chọn thịt tươi au màu da vải và nhìn sắc màu thớ thịt.
Cũng vậy, ông Tô Đình Sự, cho hay, gia đình ông đã chuyển vào trung tâm Hà Nội sinh sống và mang theo nghề truyền thống này, mỗi ngày cửa hàng của nghệ nhân Sự tiêu thụ từ 2 đến 3 tạ giò, chả.
Theo ông Sự, hương vị đặc biệt để khách hàng cảm nhận được ngay đó là mắm phải chọn loại ngon nhất, khi chọn thịt có thế đoán được thời gian nuôi của từng con lợn.
Để có được hương vị đặc biệt thì phải có bí quyết gia truyền
Chia sẻ tại buổi lễ hội làng, ông Nguyễn Anh Minh - Chủ tịch UBND xã Tân Ước, huyện Thanh Oai cho hay, lễ hội làng nghề để tôn vinh sản phẩm cũng như các nghệ nhân của làng nghề Ước Lễ đã dày công trong rất nhiều năm phát huy, gìn giữ và mang sản phẩm của mình đi phục vụ khắp cả nước.
Ông Minh khẳng định, đây là một trong những nghề truyền thống từ lâu đời đã được nhiều người biết đến thương hiệu "giò chả Ước Lễ", chính quyền mong bà con tiếp tục phát huy, gìn giữ chất lượng ngày càng phát triển, đặc biệt tiến tới một thương hiệu chính thống.
chả đang được nướng trên chiếc lò khổng lồ
Các cụ cao niên cùng các đoàn thể rước lễ
ông Nguyễn Anh Minh - Chủ tịch UBND xã Tân Ước
Theo quan niệm của các nghệ nhân làng nghề Ước Lễ, trong pha chế giò chả ừ miếng thịt nạc, thịt mỡ cũng phải cân bằng đó cũng chính là bí quyết "vàng" trong chế biến thực phẩm và góp phần làm ra sản phẩm giò chả ngon, giòn. Sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu để tạo ra món ăn có lợi cho sức khỏe.
Giò chả Ước Lễ có sự khác biệt nhờ sự khắt khe từ việc lựa chọn nguyên liệu đến công đoạn làm ra thành phẩm mà giò chả Ước Lễ có hương vị thơm ngon đặc trưng riêng, tạo nên tiếng vang trong và ngoài nước.