Nằm trong khuôn viên chùa làng Phụ Chính (xã Hòa Chính, Chương Mỹ, Hà Nội) hai cây sưa có tuổi đời 127 đến 132 năm từng được coi là hai khối vàng ròng khi các thợ buôn gỗ định giá không dưới 150 tỷ đồng.
Năm 2010, khi một số cành sưa bị gãy đổ vì mưa bão, các cụ già trong thôn đã tổ chức họp bàn với dân làng chặt thêm phần cành già cỗi, bán đấu giá lấy tiền sửa chùa và công trình phúc lợi khác.
Một người buôn gỗ ở làng Đồng Kỵ (Từ Sơn) trúng đấu giá 2,506 m3 với số tiền 20,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ sau thương vụ mua bán này, cảnh yên ả ở ngôi làng cạnh sông Đáy đã không còn mà thay vào đó là những lo lắng, bất an.
Sau vụ việc "sưa tặc" lợi dụng mưa bão cắt khóa chùa, chặt trộm một cành sưa, làng đã thành lập tổ bảo vệ để ngày đêm trông coi, đồng thời, hàn một lớp "áo giáp sắt" quanh gốc sưa.
Gốc sưa lớn được lập "áo giáp sắt" bảo vệ nằm ngay cạnh bên cổng chùa Phụ Chính.
Do đã bị chặt hạ các cành lớn nên hiện chiều cao của gốc sưa này chỉ còn khoảng 5 - 6m và toàn bộ phần bên ngoài được bọc lớp "giáp sắt".
Hiện gốc sưa này đang có dấu hiệu bị chết khô và trên thân khá nhiều loại cây khác mọc ký sinh.
Phần nhánh của cây sau khi bị chặt hạ.
Phía dưới gốc cây, các thanh sắt phi 20 - 25 được cắm sâu xuống đất và bao xung quanh.
Gốc cây cũng đã có dấu hiệu bị chết khô và bong nhiều phần vỏ.
Theo ông Nguyễn Xuân Ngợi, ngoài lớp giáp sắt thì từ nhiều năm qua mỗi đêm dân làng đều cử 2 người túc trực để trông coi gốc sưa này.
Ngoài những thanh sắt lớn bao bọc, dân làng còn giăng thêm nhiều vòng dây thép gai để bảo vệ.
Nằm bên trong gốc sưa lớn còn có 1 gốc sưa khác nhỏ hơn và đang phát triển tốt.
Cành lá của cây sưa nhỏ này vẫn xanh tươi, tỏa bóng xuống sân chùa.
Từng được định giá thấp nhất cũng 50 tỷ đồng nên để bảo vệ cây khỏi "sưa tặc" dân làng cũng giăng rất nhiều dây thép gai xung quanh.
Tuy mang giá trị kinh tế nhưng cũng chính từ những "lình xình" xung quanh việc bán gỗ ở cây sưa lớn này vẫn đang là vấn đề đau đầu của người dân làng Phụ Chính từ vài năm qua.
Niềm mong mỏi lớn nhất của người dân Phụ Chính lúc này là sự bình yên sẽ trở lại ngôi làng và những gốc sưa sẽ đúng là nét văn hóa gắn với tâm linh của nơi đây.