Khổ vì bệnh khó nói
Ông Lưu V.T. 72 tuổi đến Bệnh viện Bạch Mai tái khám sau gần 1 năm làm nút mạch phì đại tiền liệt tuyến. Ông T. kể, ông bị bệnh này từ năm 2006 nhưng lúc đó bệnh chưa nặng. Dần dần, phì đại ngày càng lớn, đến tháng 12 năm ngoái ông đi khám lúc đấy đoạn phì đại đã to và được chỉ định nút động mạch tuyến tiền liệt.
Sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ và các bệnh nhân từng làm, ông T. đồng ý nút động mạch tuyến tiền liệt ngay. Đến nay, sau gần 1 năm ông hoàn toàn hài lòng về những gì bác sĩ đã giúp ông.
Nghĩ về những ngày sống chung với bệnh của "nam giới", ông T. cho biết ông vô cùng khổ sở. Lúc nào ông cũng mót tiểu và lại vội vàng chạy vào nhà vệ sinh để đi tiểu, nhưng tiểu rất khó và khiến ông vô cùng mệt mỏi.
Đêm nào ông cũng phải cũng dậy đi tiểu nhiều lần, mất ngủ đủ các thứ bệnh, thậm chí ông còn cảm thấy rất mệt mỏi. Ông nghĩ nếu sống chung với tật này sẽ rất khổ và ông quyết định nút mạch. Sau nút mạch, ông đã có thể đi tiểu tự chủ, tiểu thành dòng, áp lực nước tiểu 20 ml/s.
Ảnh minh họa
Theo TS BS Nguyễn Xuân Hiền – Phó trưởng Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, phì đại tuyến tiền liệt lành tính còn được gọi là u xơ tuyến tiền liệt hay tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, là sự phát triển tăng sinh về số lượng tế bào tuyến tiền liệt có tính chất lành tính.
Tỷ lệ mắc bệnh tỷ lệ thuận với tuổi của người bệnh, tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng cao, trên 50% nam giới trên 50 tuổi và trên 90% nam giới trên 80 tuổi mắc bệnh này.
Theo TS BS Nguyễn Xuân Hiền, đây là bệnh lành tính nhưng có thể gây ra các triệu chứng như: bí đái, đái khó, đái nhiều lần, đái đêm, đái rắt, đái máu, đái không hết... ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh để lâu có thể gây biến chứng như sỏi bàng quang, viêm bàng quang, túi thừa bàng quang, ứ nước thận do trào ngược bàng quang niệu quản, nặng có thể suy thận.
Theo TS BS Nguyễn Xuân Hiền, kích thước tuyến tiền liệt to hay nhỏ không quyết định đến việc chỉ định điều trị, mà quan trọng là triệu chứng do tuyến tiền liệt gây ra.
Có những bệnh nhân cùng kích thước nhưng không gây triệu chứng sẽ không phải điều trị. Nhưng khi có các biển hiện đi tiểu không hết, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu, tiểu phải gắng sức, đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp... thì nam giới nên đi khám để được điều trị.
Không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ suy thận
Ngày trước, với những bệnh nhân như trên, bác sĩ thường điều trị bằng nội khoa, bệnh nhân phải sử dụng thuốc và tiền mua thuốc cũng khá cao từ 1,3 đến 1,7 triệu đồng/tháng với người về hưu đây là số tiền không nhỏ.
Nhưng các thuốc này chỉ mang tính chất tạm thời, bệnh nhân phải uống liên tục kéo dài vì bỏ sẽ đái khó gây tác dụng phụ như hạ huyết áp, gây xuất tinh ngược...
TS Hiền cho biết nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt chưa rõ ràng. Chủ yếu càng về già số người bị phì tuyến tiền liệt càng tăng.
Theo TS Hiền, nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời, bệnh phì đại tuyến tiền liệt có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của nam giới.
Thứ nhất: Người già dễ bị đi tiểu đêm, nguy hiểm cho người già nhất là khu vực nông thôn, đi tiểu đêm gắn liền với gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi.
Thứ hai: Bệnh nhân đi tiểu khó, bệnh nhân phải rặn khi đi tiểu, kèm theo nhiều vấn đề, có lúc thành bàng quang thành túi, có trường hợp nước tiểu tràn lên bàng quang gây viêm bể thận. Khi rặn tiểu huyết áp tăng gây vỡ phình động mạch.
Thứ ba: Triệu chứng bệnh nhân đi tiểu yếu, đi tiểu nhỏ giọt đầu chân.
Thứ tư: Đi tiểu không hết suốt ngày muốn ngồi nhà vệ sinh, khiến bệnh nhân bị sót tiểu ra quần áo, chất lượng cuộc sống kém. TS Hiền kể, trước đây khi chưa có siêu âm, 1 trong dấu hiệu lâm sàng của phì tuyến tiền liệt là khai tay. Bây giờ dấu hiệu không còn nữa.
Ảnh minh họa
Thứ năm: Bệnh nhân đi tiểu gấp, muốn đi phải đi thật nhanh nhưng đi ra đến nơi thì không đi được
Thứ sáu: Triệu chứng mất cảm giác ham muốn sinh lý, bởi 70 -80 tuổi vẫn còn nhu cầu sinh lý chứ không phải già là không có nhu cầu.
Hiện nay, Bệnh viện Bạch Mai đang áp dục phương pháp nút mạch giúp bệnh nhân mất triệu chứng, cải thiện lâm sàng cho bệnh nhân. Đây là kỹ thuật khó nhất trong can thiệp vì động mạch tuyến tiền liệt chỉ 1-2 mm lại xoắn nhiều gây khó can thiệp.
Tuyến tiền liệt được nuôi bằng động mạch, nếu can thiệp nút mạch động mạch tuyến tiền liệt không được nuôi nữa và sẽ nhỏ lại. Theo TS Hiền thành công của kỹ thuật là 95 -97%.
Đến nay Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện hơn 200 ca nút mạch, chưa có bệnh nhân nào bị tai biến. Đây là kỹ thuật cao, với chi phí khoảng hơn 20 triệu đã được BHYT chi trả, nếu đồng chi trả 80% bệnh nhân chỉ phải đóng thêm 2-3 triệu đồng.
Bài tập giúp nam giới có bờ vài và vòng ngực vạm vỡ ngay tại nhà