Ấn Độ hủy đơn hàng nửa tỷ USD với Israel mặc dù đã mua một phần?
Ngày 12/7 tờ Defense World đưa tin Quân đội Ấn Độ đã ra thông báo về kết quả một thỏa thuận mua sắm tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) trị giá 500 triệu USD với công ty Rafael của Israel.
Thông tin được đưa ra cho thấy các tên lửa không thể vượt qua các thử nghiệm do quân đội Ấn Độ tiến hành năm ngoái tại Pokhran, bang Rajasthan. Cụ thể là các cảm biến của ATGM Spike không thể xác định mục tiêu khi khai hỏa.
"Các vụ thử tên lửa vào mùa hè (năm 2018) đã thất bại. Các cảm biến đã không phát hiện được mục tiêu trong các thử nghiệm được thực hiện ở Pokhran".
Hệ thống ATGM Spike
Ấn Độ trước đó đã có ý định mua 21 bệ phóng, 8356 tên lửa và 15 hệ thống mô phỏng từ Rafael. Vào tháng 4/2019, sau các cuộc giao tranh biên giới với Pakistan, Ấn Độ đã mua khẩn cấp 240 tên lửa Spike-MR và 12 bệ phóng để đáp ứng yêu cầu hoạt động quân sự ngay lập tức.
Spike-MR (được cho là phiên bản được thử nghiệm) là ATGM tầm trung. Trọng lượng của tên lửa là 14 kg, tầm bắn tối thiểu của nó là 200 m, trong khi tầm bắn tối đa của nó là 2.500 m. Spike-MR thường được sử dụng bởi bộ binh và lực lượng đặc biệt.
Tên lửa SPIKE ER2 Rafael.
Ấn Độ tiết lộ lý do quay lưng với ATGM Spike, sản phẩm nội địa liệu có tốt hơn?
New Delhi tuyên bố rằng thỏa thuận này đã bị hủy bỏ nhằm ủng hộ chương trình nghiên cứu phát triển ATGM “Nag”, được phát triển bởi Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
Vào tháng 2/2018, Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố rằng "Không cần thiết chuyển giao công nghệ với hệ thống ATGM do khả năng tự phát triển ATGM thế hệ thứ ba tại bản địa".
Cùng với Konkurs-M, Milan-2T và INVAR, Nag sẽ là loại tên lửa chống tăng (ATGM) thứ tư được DRDO Ấn Độ tự sản xuất trong một triển lãm
DRDO đã nghiên cứu hệ thống ATGM "bắn và quên" Nag từ năm 2009 và đã chi khoảng 47 triệu USD cho chương trình này.
Nag được cho là có khả năng khóa mục tiêu trong phạm vi 4km trước khi phóng, khiến nó trở thành loại tên lửa "bắn và quên" có tầm hiệu quả lớn nhất thế giới.
Tên lửa gần đây đã bước vào một loạt các thử nghiệm cuối cùng trước khi được đưa vào trang bị trong quân đội.
Nag là tên lửa thế hệ thứ ba được phát triển để hỗ trợ cả lực lượng bộ binh cơ giới và không quân của Quân đội Ấn Độ. Nag có thể được phóng từ các bệ phóng trên mặt đất và trên máy bay.
Tên lửa dự kiến sẽ được triển khai trên Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 (IFV) với biến thể được sửa đổi đặc biệt gọi là "NAMICA".
Xe chiến đấu bộ binh NAMICA khai hỏa ATGM Nag, một xe có khả năng mang theo 8 ống phóng tên lửa và một cơ cấu điều khiển
Khác với các loại ATGM thế hệ thứ hai, sau khi đã khóa mục tiêu và khai hỏa, Nag không cần phải điều khiển, nó có thể tự động theo đuổi và tiêu diệt mục tiêu.
Tên lửa có thể sử dụng khả năng dẫn hướng tự động để bắn trúng xe tăng đang di chuyển với tốc độ nhanh.
Nó sử dụng đầu dò quang học tự sản xuất và gần như rất khó bị chế áp bởi các hệ thống phòng ngự chủ động, một điểm yếu của đầu dò hồng ngoại của tên lửa Javelin và Spike.
Ấn Độ thử nghiệm thành công ATGM "Nag" trong môi trường hoang mạc.