EU thời gian gần đây tăng cường nhập khẩu than từ nhiều quốc gia, trong đó có Colombia, Úc và Mỹ. Ảnh: Reuters
Đây là biện pháp đáng chú ý nhất trong gói trừng phạt thứ 5 được khối này triển khai nhằm phản ứng với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, theo Reuters.
Trước đó, vào tháng 4, EU công bố gói trừng phạt nhằm vào ngành công nghiệp năng lượng của Nga. Quãng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 là để các nước châu Âu tìm kiếm nguồn cung thay thế thông qua việc tăng cường nhập khẩu từ nước khác, đẩy mạnh sản xuất nội địa hoặc tìm kiếm các sản phẩm thay thế than đá.
EU vẫn phụ thuộc vào than Nga để sản xuất điện, với nguồn cung Nga chiếm 70% nhập khẩu than nhiệt của khối này, báo cáo của tổ chức nghiên cứu Bruegel (Bỉ) khẳng định, đồng thời cho biết thêm Đức và Ba Lan là 2 quốc gia đặc biệt phụ thuộc vào than Nga.
EU thời gian gần đây tăng cường nhập nguồn cung từ nhiều quốc gia, trong đó có Colombia, Úc và Mỹ, theo dữ liệu được Công ty vận chuyển Braemar (Anh).
Cũng theo Braemar, thay thế than Nga là một trong nhiều thách thức năng lượng mà EU đang đối mặt. Khối này có thể phải đẩy mạnh nhập khẩu than hơn nữa nếu ngừng nhập khẩu khí đốt và dầu Nga.
Kể từ ngày 10-8, EU ngừng nhập khẩu than Nga. Ảnh: AP
Tháng trước, EU cũng đã công bố gói trừng phạt bao gồm lệnh cấm một phần dầu Nga. Trong khuôn khổ của gói trừng phạt này, EU sẽ ngừng nhập dầu Nga từ ngày 5-12-2022 và các sản phẩm dầu Nga từ ngày 5-2-2023.
Dù vậy, việc nhập khẩu dầu Nga thông qua đường ống vẫn được duy trì, với những quốc gia phụ thuộc dầu Nga như Hungary và Slovakia cũng được miễn trừ.
Kế hoạch khí đốt khẩn cấp của EU nhằm gia tăng nguồn cung để chuẩn bị cho mùa đông tới cũng có hiệu lực vào tuần này.
Mặc dù EU đã đẩy mạnh nhập khẩu than để phòng tránh nguy cơ thiếu hụt năng lượng, Cơ quan Năng lượng Quốc tế hồi tháng 6 kêu gọi châu Âu cải thiện mức độ sử dụng năng lượng hiệu quả cũng như tăng cường khai thác các nguồn năng lượng sạch, bao gồm năng lượng hạt nhân, để đối phó tình trạng khan hiếm năng lượng.