Trong đòn tấn công vào Syria từ ngày 20-21/1, Israel tuyên bố đã đập tan 8 hệ thống phòng không Syria do Liên Xô sản xuất: C-75 Desna, C-125 Neva, Buk, Osa và có 1 hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1. Máy bay của Israel không bị thiệt hại, không có sự kháng cự của S-300 Syria …
Syria năm ngoái đã nhận được hệ thống tên lửa phòng không S-300, nhưng Tel Aviv vẫn tiếp tục tấn công. Đây là lần thứ 3 và Damascus chưa bao giờ sử dụng S-300 để đáp trả các cuộc không kích của không quân Israel.
Một lần nữa, câu hỏi cũ vẫn được đặt ra: Tại sao? Có lẽ Israel không sợ S-300 và có thể đối phó với chúng?
Trong thực tế, S-300 không hẳn là như thế… Không quân Israel đã phải đắp chiếu hơn 3 tháng kể từ khi S-300 xuất hiện tại Syria, họ đã phải nghiêm túc sửa đổi chiến thuật của mình trước các mục tiêu Syria.
Ngoài ra, không chỉ thế, Israel còn có một sự thay đổi vũ khí khi gần như không sử dụng tên lửa hành trình trong các cuộc tấn công, mặc dù gần đây tên lửa Delilah là phương tiện hủy diệt chính.
Vậy điều gì xảy ra trên bầu trời Syria?
Nga hoàn tất chuyển giao S-300 cho Syria. Ảnh: Moscow Times.
Màn dạo đầu thăm dò…
Tên lửa S-300 khai hỏa hay không nó phụ thuộc 2 yếu tố chính là chính trị và quân sự. Chúng ta đã giải thích dưới góc nhìn địa chính trị và bây giờ chúng ta hãy xem xét dước góc nhìn quân sự thuần túy…
Lực lượng phòng không (LLPK) không bao giờ có lợi thế tác chiến hơn địch thủ (máy bay, tên lửa, các vật thể bay khác...). LLPK bảo vệ các khu vực có mục tiêu quan trọng.
Đối tượng tác chiến của LLPK thì luôn có thể tiến hành các cuộc không kích phối hợp từ nhiều hướng, luôn thay đổi trang bị, phương tiện và chủ động sử dụng các phương tiện chiến tranh điện tử…
Do nhiệm vụ chính của LLPK là ngăn chặn một kịch bản như vậy cho nên, có 2 yêu cầu đặt ra cho LLPK:
Thứ nhất là ngăn chặn càng nhiều càng tốt các hướng tấn công có thể, lý tưởng nhất là để kẻ thù có tối đa một hoặc hai hướng tấn công mà thôi.
Thứ hai, đồng thời, không cho phép kẻ thù sử dụng các nhóm máy bay tấn công với số lượng lớn. Vì trong trường hợp này, xác suất phá hủy đối tượng được bảo vệ giảm mạnh.
Thực tế cho thấy, ngay cả các hệ thống phòng không hiện đại nhất cũng không đảm bảo bảo vệ được 100% mục tiêu, cho nên, giảm thiệt hại từ các cuộc không kích xuống các giá trị chấp nhận được là nhiệm vụ và mục tiêu được giao phó của LLPK.
Hai cuộc tấn công cuối cùng của Israel chưa phải là có mức độ quá lớn, nó chỉ là một màn dạo đầu thăm dò lực lượng, chiến thuật của Bộ tham mưu - Tác chiến đôi bên, chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn trong tương lai, là một bài tập bổ ích cho LLPK Nga-Syria và cả Không quân Israel nữa.
1. Phía Israel:
Về chiến thuật, trước đây khi S-300 chưa triển khai, máy bay Israel đã tấn công gần như toàn bộ lãnh thổ Syria . Không quân Israel đã đa dạng hóa các tuyến đường, hướng của các cuộc đột kích.
Ngoài hướng chủ yếu sử dụng không phận Lebanon thì tiêm kích F-16 và F-15 Israel đã xâm nhập lãnh thổ Syria từ hướng biển Địa Trung Hải và biên giới Jordan, thậm chí tấn công từ hướng Đông sông Euphrates vào Tây Bắc Syria, vùng Aleppo…
Nhưng nay đã khác, Israel chỉ tấn công theo hướng tối ưu là từ Lebanon bằng cách bay ở độ cao cực thấp sau dãy núi che chắn, rồi đột ngột tăng độ cao và phóng bom và tên lửa, sau đó rời khỏi không phận Lebanon với tốc độ tối đa về không phận Israel.
Ngày 21/1 Israel cũng mở ra thêm 2 hướng tấn công từ Golan và từ không phận Israel. Tại sao có thêm 2 hướng này?
Chúng ta còn nhớ trong lần tấn công thứ 2 từ Lebanon tên lửa Syria, do sợ bắn nhầm vào máy bay dân dụng đang hạ cánh nên chỉ kịp bắn khi máy bay Israel đã bay đến Golan và một số bị "vòm sắt" và Patriot bắn hạ như Israel đăng tin.
Cho nên, khi mở ra 2 hướng tấn công này, Không quân Israel dự kiến nếu có sự đáp trả thì của tên lửa Syria đã nằm trong tầm đánh chặn hiệu quả của "vòm sắt" và Patriot.
Về vũ khí, Israel đã sử dụng UAV tự hủy Kamikaze (theo như video mà Bộ QP Israel cung cấp thì chính nó đã tiêu diệt 1 Pantsir-S1 của Syria), tên lửa hành trình Delilah và bom điều khiển (UAB) với số lượng chừng 50-60 đơn vị tấn công. Trong đó sử dụng bom điều khiển "Spice-1000" là chủ lực.
Tổ hợp Pantsir-S1 của Syria bị phá hủy rạng sáng 21/1.
Như vậy, trong đợt tấn công lần này, chiến thuật của KQ Israel cơ bản không thay đổi, nhưng Israel thay đổi về cách sử dụng lực lượng, vũ khí và tất nhiên, họ sẽ rút ra được điều gì đó trong tác chiến điện tử, trong đó có vấn đề té ra tên lửa hành trình của mình bị Syria tiêu diệt quá dễ dàng.
2. Về phía Nga-Syria:
Rõ ràng hệ thống phòng không Syria được cung cấp nhiều loại tên lửa đánh chặn tầm trung-xa như S-300PMU-2, Buk-M2E…, tuy nhiên, trong ngày 21/1 chỉ thấy sự tham gia của 4 hệ thống Pantsir-S1 với chừng 20-30 tên lửa. Như vậy để chống lại 50-60 bom, tên lửa của Israel, Syria giao phó cho Pantsir-S1.
Các lực lượng còn lại như Buk-M2E thì Syria ém kỹ bởi tên lửa 9M317 của nó đổi một Delilah hay Spice-1000 là không xứng. Việc ém kỹ Buk-M2E và có thể cả S-300 sẽ phục vụ cho ý đồ lớn hơn (?) nhưng trong thực tế vừa rồi là hợp lý.
Đối với tên lửa S-300, dù nhiều ý kiến cho rằng Quân đội Syria chưa đủ khả năng để sử dụng các tổ hợp hiện đại này, nhưng thực tế bắn hay không bắn là do Nga quyết định.
Nếu bắn, thì người Nga sẽ bắn trên danh nghĩa người Syria hoặc chuyên gia Nga sẽ hướng dẫn người Syria theo cách "Hãy làm theo tôi" như với người Việt Nam trong chống Mỹ.
Trong đòn tấn công ngày 21/1, LLPK Syria đã phải đối phó với UAV Harop, những chiếc UAV "Kamikaze" này chức năng như quả tên lửa nhưng vừa "tác chiến điện tử", và loại bom thông minh "Spice-1000" rất nguy hiểm của KQ Israel đã gây ra cho Syria nhiều thiệt hại.
Nếu như Nga có hệ thống SVP-24 trên máy bay để biến "bom ngu" thành bom "thông minh" (UAB) ném đâu trúng đó thì Mỹ-Israel đã có hệ thống gọi là JDAM được gắn trực tiếp vào quả "bom ngu" để điều khiến nó thành bom "thông minh".
"Spice-1000" được ra đời từ quả bom MK-83 nặng 450 kg của Mỹ, Israel nghiên cứu gắn JDAM-ER thành "Spice-1000" có tầm bay 110 km. JDAM-ER do đó có độ chính xác cao hơn SVP-24, không những thế nó còn biết bay lượn, tuy nhiên giá đắt hơn SVP-24 và chỉ sử dụng một lần.
May mắn cho Nga là một quả bom Spice-1000 bị Pantsir-S1 bắn hạ nhưng hộp số mở cánh, mô-đun đuôi với các mặt phẳng bánh lái khí động học và một số cơ sở điện tử hàng không còn nguyên vẹn (có thể là mô-đun GPS, hệ thống điều hướng quán tính và thiết bị đồng bộ hóa dữ liệu MIL-STD-1553B/1760).
Những quả bom thông minh hạng nặng Spice 1000 bị đánh chặn trong cuộc không kích diễn ra chiều 20/1.
Các chuyên gia của Viện nghiên cứu trung tâm Lực lượng Phòng vệ Không gian Vũ trụ Nga (VVKO) Nga sẽ quan tâm đến thiết bị mẫu ăng-ten GPS, cũng như độ nhạy của thiết bị thu, để có các biện pháp đối phó "Spice-1000" trên quỹ đạo diễu hành bằng cách sử dụng biện pháp đối kháng băng tần L...
Quan trọng hơn nữa là việc làm quen với phạm vi và phương thức hoạt động của truyền hình góc rộng và cảm biến hồng ngoại của đầu dò quang điện tử "Spice-1000", vì UAB này không sử dụng các kênh truyền video từ xa trên tàu sân bay…
Tất cả những thông tin "cơ mật" này từ "Spice-1000" Nga không thể có được bằng phương tiện trinh sát điện tử và tác chiến điện tử.
Phút tĩnh lặng trước cơn bão…
Ở đâu đó trên lãnh thổ Syria và Lebanon đã có hàng nghìn tên lửa có điều khiển và không điều khiển của lực lượng Iran – Hezbollah. Trong không gian chiến tranh đã vang lên tuyên bố của Tướng Iran rằng đã đến lúc lực lượng Iran quét sạch Israel.
Không quân Israel không chỉ có F-16 và F-15 mà có một loại đáng sợ hơn nhiều là máy bay tàng hình F-35I.
Và câu hỏi đặt ra là trong các đòn tấn công vừa qua sau khi S-300 xuất hiện tại Syria thì F-35 chưa tham gia tấn công? F-35 và S-300 sự xuất hiện của nó có liên quan nhau không?
Kế hoạch chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự lớn mang tầm chiến lược không phải là trò đùa xốc nổi… mà nó bao gồm một loạt cài mưu đặt thế vô cùng căng thẳng của Bộ tham mưu đôi bên… mà người cầm trịch cuộc chơi lớn giữa Israel-Iran-Hezbollah là Nga luôn cần giấu con Át chủ bài của mình…
Phần thú vị nhất đang chờ phía trước!
Tên lửa S-300 được chuyển giao cho Syria.