Cảm biến phát hiện nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm

Khắc Nam (dịch) |

Đại học Sao Paulo (USP), Brazil, vừa trình làng loại cảm biến dạng giấy gọn nhẹ, giúp phát hiện nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm.

Đây là cảm biến giá rẻ, trông giống như máy đo đường huyết dùng cho người mắc bệnh tiểu đường.

Giáo sư Osvaldo N. Oliveira Junior, tác giả chính của nghiên cứu, cho hay, phương pháp dùng cảm biến trên giấy của USP vừa đơn giản, rẻ tiền lại có thể phát hiện ra nhiều dư lượng chất cấm dùng trong nông nghiệp hoặc công nghiệp thực phẩm với thời gian nhanh hơn so với các phương pháp truyền thống.

Nguyên lý hoạt động của loại cảm biến này là dùng một chất nền giấy được sửa đổi bằng mực carbon và được xử lý điện hóa trong môi trường axit để kích hoạt các nhóm carboxyl. Các nhà khoa học sử dụng quy trình in lụa để chuyển mực dẫn carbon sang một dải giấy kraft, từ đó tạo ra một thiết bị dựa trên điện hóa học.

Nó có 3 điện cực carbon và được ngâm trong dung dịch axit để kích hoạt các nhóm cacboxyl. Nói cách khác, các nguyên tử oxy được thêm vào cấu trúc của điện cực carbon.

Khi tiếp xúc với mẫu bị nhiễm carbendazim hay thuốc trừ sâu, cảm biến sẽ kích hoạt, tạo ra phản ứng oxy hóa điện hóa, phát hiện ra dư lượng thuốc trừ sâu hay diệt nấm có trên thực phẩm. Dư lượng carbendazim hay thuốc trừ sâu được cảm biến đo thông qua dòng điện.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại