Cái giá thực sự của mua quần áo giá rẻ: Công nhân bị bóc lột đến mất mạng, môi trường bị hủy hoại nặng nề

K NGUYỄN |

Toàn cầu hóa đồng nghĩa với việc mọi thứ có thể được sản xuất ở những vùng đất xa xôi với chi phí thấp, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Mặt trái của thói quen mua sắm của chúng ta chính là sự bóc lột sức lao động của công nhân ở các quốc gia thuộc thế giới thứ ba và chi phí môi trường.

Người Pháp hoặc người Ý có thể nghĩ rằng họ là những người sành thời trang nhất châu Âu, nhưng người Anh mới là những khách hàng chăm chỉ mua sắm nhất. 

Người Anh mua nhiều quần áo hơn các nước láng giềng, và gấp 5 lần so với chính họ vào những năm 1980s. 

Trước đây, mọi người chỉ mua quần áo mới để thưởng cho bản thân vào ngày nhận lương, nhưng bây giờ họ làm điều đó mỗi cuối tuần, hoặc thậm chí còn thường xuyên hơn thế.

Thời trang nhanh được tạo ra như thế nào?

Cái giá thực sự của mua quần áo giá rẻ: Công nhân bị bóc lột đến mất mạng, môi trường bị hủy hoại nặng nề - Ảnh 1.

Các thương hiệu phải đối mặt với áp lực để đưa xu hướng thời trang từ sàn catwalk đến với người tiêu dùng với giá rẻ nhất và mang lại lợi nhuận cho những nhà đầu tư. 

Đồng thời, các hãng thời trang phải cạnh tranh để đảm bảo nguồn cung rẻ nhất. Hệ quả là công nhân từ thế giới thứ ba thường bị bóc lột, phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và đôi khi, bi kịch đã diễn ra. 

Vào năm 2014, 1.138 công nhân may mặc đã mất mạng khi khu nhà máy Rana Plaza ở Bangladesh sụp đổ.

Sự lên án và áp lực để cải thiện các điều khoản, điều kiện làm việc rất lớn và đã đem lại những kết quả tích cực. 

Một số nhà bán lẻ lớn như H&M và Converse đã bắt đầu công bố danh sách các nhà cung cấp của họ và đôi khi cả các nhà thầu phụ để cải thiện tính minh bạch.

Các xí nghiệp bóc lột công nhân đã biến mất?

Cái giá thực sự của mua quần áo giá rẻ: Công nhân bị bóc lột đến mất mạng, môi trường bị hủy hoại nặng nề - Ảnh 2.

Liệu động thái của các nhà bán lẻ lớn đã đặt dấu chấm hết cho các xí nghiệp bóc lột sức lao động của công nhân?

Xu hướng gần đây cho thấy khi mức lương ở Bangladesh tăng và các công ty đã tìm tới những quốc gia khác để giảm chi phí.

Ví dụ, ở Ethiopia, mức lương trung bình chỉ bằng 1/3 so với Bangladesh. Tiền lương dưới 7 USD/tuần rất phổ biển ở quốc gia châu Phi này và nó không đủ để đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt ở đây. 

Theo một vài công nhân ở Ethiopia, từ điều kiện nhà vệ sinh đến những lời lăng mạ thực sự quá mức chịu đựng.

Chi phí môi trường

Theo các báo cáo, sản xuất dệt may đóng góp nhiều cho biến đổi khí hậu hơn cả hàng không và vận chuyển kết hợp lại. 

Mọi giai đoạn trong vòng đời của một mặt hàng quần áo – tìm nguồn cung ứng, sản xuất, vận chuyển, bán lẻ, sử dụng và thải bỏ - đều để lại hậu quả cho môi trường.

Ví dụ, bông – một vật liệu cơ bản thường được sử dụng – là một cây trồng cực kỳ khát nước. 

Theo Ủy ban Kiểm toán Môi trường của Hạ viện Anh, có thể tốn tới 20.000 lít nước để sản xuất ra một chiếc áo sơ mi và một chiếc quần jeans. 

Tuy nhiên, một chiếc áo sợi polyester làm từ nhựa nguyên chất có dấu chân carbon lớn hơn nhiều. Các mặt hàng được vận chuyển hay các loại vải nhuộm còn có thể gây ô nhiễm nhiều hơn.

Thêm vào đó, sợi vi nilon trong nước trở thành một vấn đề ngày càng cấp thiết hiện nay. Một lần xả nước từ máy giặt có thể đưa hàng trăm ngàn sợi vi nilon vào nguồn nước. 

Thêm vào đó, một triệu tấn quần áo được xử lý ở Anh và 20% trong số đó bị thải ra bãi rác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại