Hài cốt của một nạn nhân "Cái chết đen". Ảnh: GETTY IMAGES
Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Bristol (Anh), mặc dù các biến thể di truyền đã giúp tổ tiên của người châu Âu sống sót sau bệnh dịch, tiếp tục cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại các bệnh về đường hô hấp tương tự ngày nay, nhưng chúng cũng khiến họ dễ bị các tình trạng tự miễn dịch gây hại.
Các nhà nghiên cứu đã công bố một bản so sánh các bộ gene được lấy từ những cá nhân sống trước, trong và sau đợt bùng phát bệnh dịch hạch (do nhiễm khuẩn Yersinia pestis) quét qua và xóa sổ 50% dân số châu Âu.
Kết quả đã phát hiện ra rằng, Cái chết đen đã định hình sự tiến hóa của các gene miễn dịch như ERAP2. Điều đó cũng định hình cách con người phản ứng với bệnh tật ngày nay. Những người có hai bản sao giống hệt nhau của một biến thể “tốt” của gene ERAP2 lại có khả năng sống sót cao hơn khoảng 40%-50% so với những người không có hai biến thể của gene này.
Nhóm nghiên cứu còn phát hiện thêm rằng, việc nhân đôi các bản sao ERAP2 giống hệt nhau sẽ giúp nhiều người châu Âu giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như Covid-19, nhưng cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh tự miễn dịch cao hơn như bệnh Crohn và bệnh tiểu đường tuýp 1.