Cách tự xem gan của bạn khỏe hay yếu chỉ trong 1 phút

Vân Hồng |

Hiện nay, ung thư gan đã trở thành căn bệnh ung thư lớn thứ hai chỉ sau ung thư phổi. Hãy dành 1 phút để xem, liệu bạn có một trong những triệu chứng nào sau đây hay không.

Cùng với sự gia tăng số lượng bệnh nhân mắc bệnh gan, dẫn đến tỉ lệ người bị ung thư gan cũng tăng lên nhanh chóng từng ngày. Mặc dù đã có nhiều cảnh báo nhưng tỷ lệ người mắc không ngừng tăng khiến cả bác sĩ và người bệnh cảm thấy lo lắng.

Trên thực tế, bệnh ung thư này hoàn toàn có thể được phát hiện sớm dựa trên việc quan sát những triệu chứng liên quan. Khi bệnh mới chớm, nếu được phát hiện thì cơ hội chữa trị rất cao và hoàn toàn có thể tránh được ung thư, kéo dài tuổi thọ.

Hãy dành 1 phút để xem, liệu bạn có một trong những triệu chứng nào sau đây hay không. Nếu cảm thấy nghi ngờ, hãy vào bệnh viện khám ngay lập tức.

1. Giảm cân, mệt mỏi

Hầu hết những bệnh nhân tiền ung thư đều có chung một triệu chứng là giảm cân và mệt mỏi rõ ràng.

Điều này là do khi các triệu chứng ung thư gan xuất hiện xuất phát từ việc cơ thể đang diễn ra quá trình chuyển hóa các chất trong khối u, từ đó có những thay đổi trong chuyển hóa sinh hóa của cơ thể, dẫn đến ăn ít, suy mòn cơ thể nghiêm trọng.

2. Sốt

Nếu mắc ung thư gan, bạn sẽ bị sốt bất thường khoảng 37.5℃ là ~ 38 ℃, thậm chí lên đến 39℃. Nhiều người không kèm theo ớn lạnh, sốt phổ biến hơn vào buổi chiều, đôi khi có thể nhìn thấy sốt tăng giảm không ổn định, sốt có thể do hoại tử khối u hoặc các chất chuyển hóa của nó gây ra.

Cách tự xem gan của bạn khỏe hay yếu chỉ trong 1 phút - Ảnh 1.

3. Các triệu chứng tiêu hóa

Thông thường khi có bệnh gan, người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, đầy bụng sau bữa ăn, thậm chí buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

4. Đau đớn

Đau là một triệu chứng phổ biến của bệnh nhân ung thư gan, cơn đau thường xuất phát ở gan, bệnh nhân thường đau vùng dưới phần sườn bên phải hoặc đau theo hình như lưỡi kiếm.

Cơn đau diễn ra một cách tự nhiên không có sự tác động từ bên ngoài, đau dai dẳng, âm ỉ hoặc ngứa ran lên. Một số ít bệnh nhân có thể đau ở các bộ phận khác trên cơ thể như vùng bụng trên, thùy trái của gan, vì thế dễ bị cảm giác nhầm là đau dạ dày và trì hoãn điều trị.

Một số bệnh nhân khác lại có biểu hiện như đau vùng vai phải, trên lâm sàng thường gặp người mắc bệnh gan đau ở thùy phải của khối u gần cơ hoành, làm cho cơ hoành bị tác động gây đau vai phải, nên cũng dễ dàng bị chẩn đoán nhầm là đau vai do cứng lạnh.

Khi ung thư gan di căn đến các bộ phận khác thì xuất hiện các triệu chứng như đau phổi ngực; khi chuyển về xương có thể gây đau xương… Do đó, bệnh nhân ung thư gan xuất hiện đau ngực hoặc đau xương thì nên được xem là ung thư gan đang di căn.

Một vài bệnh nhân khi khám lâm sàng còn có biểu hiện như đau dữ dội đột ngột ở vùng gan, chủ yếu do chảy máu trên bề mặt của các nốt ung thư gan bị vỡ.

Nếu bệnh nhân có kèm theo chóng mặt, hoa mắt, đánh trống ngực, hiệu suất áp lực máu giảm, là dấu hiệu cảnh báo trước sự vỡ u và chảy máu nội bộ nghiêm trọng, trong trường hợp này cần được cấp cứu ngay lập tức.

Cách tự xem gan của bạn khỏe hay yếu chỉ trong 1 phút - Ảnh 2.

5. Các triệu chứng khác

Viêm gan, xơ gan hoặc ung thư xâm nhập và phát triển trong cơ thể sẽ tạo nên xu hướng bị chảy máu, như chảy máu cam, nướu và bầm máu dưới da…Đồng thời xuất hiện chứng thấp protein trong máu, gây phù nề, cổ trướng, đầy bụng.

Theo các chuyên gia thuộc Hiệp hội Phòng chống bệnh ung thư gan Trung Quốc, chế độ ăn uống có sự tác động và liên quan lớn đến bệnh ung thư gan, vì thế, đây cũng được xem là "chìa khóa" để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh.

4 món ăn uống có lợi nhất cho gan

1. Uống trà

Để phòng bệnh gan, bạn có thể dùng một loại trà phù hợp và pha loãng uống hàng ngày. Có thể tham khảo cách uống trà thải độc, dưỡng sinh.

2. Ăn cà rốt, cam, quýt

Tác dụng bảo vệ gan của các loại trái cây và rau quả rất cao là do sự tương tác từ vitamin, khoáng chất, chất xơ lên quá trình làm việc của gan. Ngoài ra, rau lá xanh, cà rốt, khoai tây và các loại trái cây họ cam quýt là những thực phẩm quý giá, cần thiết.

Tiến sĩ thực phẩm Đổng Thanh gợi ý rằng, mỗi ngày bạn nên ăn từ 5 hoặc nhiều hơn các loại trái cây và rau, kể cả uống thêm vào buổi sáng một ly nước trái cây, buổi chiều ăn một vài miếng trái cây sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc chỉ ăn hai bữa chính.

Trung bình một ngày tổng lượng rau quả nên ăn khoảng 400- 800 gram, sẽ giúp bạn làm giảm nguy cơ ung thư gan tới 20%.

3. Ăn các sản phẩm từ sữa

Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, trong trường hợp uống có sự kiểm soát hàng ngày các sản phẩm sữa, kể cả sữa uống và sữa chua, sẽ có cơ hội làm giảm bị ung thư gan tới 78%.

Hiện nay, nhiều gia đình đã tạo cho trẻ em thói quen ăn các sản phẩm sữa đều đặn hơn, nhưng người lớn thì vẫn chưa quan tâm và đánh giá cao việc duy trì thói quen uống sữa. Bạn nên cải thiện tình trạng này để duy trì thể lực, phòng bệnh gan tốt hơn.

4. Ăn các món rau mọc chồi

Các chuyên gia gợi ý rằng, ngoài việc ăn ba bữa đủ chất hàng ngày, bạn có thể ăn thêm các món rau mọc chồi như măng tây, giá, có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan.

4 thói quen xấu nên tránh:

Không ăn thức ăn bị mốc, không ăn hoặc ăn dưa chua, không tái chế dầu mỡ đã sử dụng, biến chất, uống rượu ít hơn.

*Theo Health/Sina

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại