Trong khoảng thời gian từ 25 đến 30 tháng Chạp, các gia đình sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ, sửa soạn mâm ngũ quả để mời ông bà tổ tiên về chung vui với cháu con dịp đầu năm mới.
Dân gian cũng lưu truyền một số lưu ý khi bày trí bàn thờ Tết Nguyên đán, mọi người luôn chuẩn tỉ mỉ nhất chọn những phẩm vật để dâng cúng trước gia tiên, cầu mong một năm an khang thịnh đạt, thế nên từ đĩa bánh cho đến đĩa trái cây đều mang một ý nghĩa gởi gắm niềm tin.
Lễ vật dâng cúng tổ tiên không bắt buộc mà chủ yếu là lòng thành và tuỳ theo điều kiện của từng gia đình.
Trên bàn thờ của các gia đình ở miền Trung vào dịp Tết cổ truyền không thể thiếu những lễ vật như: Mâm ngũ quả, bao gồm 5 loại khác nhau mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thể hiện qua tên gọi và màu sắc. Với ý nghĩa “ngũ” tượng trưng phúc - quý - thọ - khang - ninh.
Các loại quả thường thấy như: thanh long, mang ý nghĩa rồng mây gặp hội, nải chuối biểu tượng như một bàn tay ngửa hứng lấy những quả ngọt mang hình thức che chở bao bọc (chủ yếu người miền Trung chỉ cúng chuối mốc), dưa hấu căng tròn ruột đỏ mang lại ngọt ngào may mắn, gắn với sung mãn về sức khoẻ và tiền bạc, mãng cầu nói lên ước mong sự gởi gắm.
Trên bàn thờ của các gia đình ở miền Trung luôn có chai rượu và trầu cau.
Người miền Trung không hay dùng các loại trái cây có vị đắng cay, mà chỉ chọn loại có vị ngọt, tròn và lâu hư ủng để trưng lên mâm quả mong cầu an vui, hạnh phúc cho gia đình trong năm mới.
Điều đặc biệt, trên bàn thờ người dân miền Trung sẽ không chưng các loại cam hay quýt bởi họ tin rằng “cam đành quýt đoạn”. Bên cạnh đó, người dân miền Trung cũng có các loại bánh như bánh tét, bánh in, bánh tổ, bánh su sê, bánh đậu xanh, bánh thuẫn để dâng cúng.
Hoa thường được trang trí trên ban thờ như hoa vạn thọ, cúc, lay-ơn…
Ngoài ra, còn có các loại vàng mã như áo quần của từng hương linh ví dụ: như những bà Tổ cô thì thường được cúng một bộ nón và áo lễ, các vong linh thai nhi nam sẽ được cúng bằng một con ngựa, một bộ đồ, một cung tên…
Trên bàn thờ con có một cặp đèn cầy màu đỏ và chai rượu gạo và trầu cau.
Ngày nay, với điều kiện kinh tế phát triển việc hàng hóa buôn bán trao đổi giữa các vùng miền cũng trở nên đa dạng hơn, từ đó trên ban thờ của người miền Trung tuy vẫn còn những lễ vật đặc trưng của vùng miền nhưng vẫn xen kẽ những vật phẩm của nơi khác như phật thủ, bánh chưng, hộp trà…
Và chủ yếu việc sắp xếp dâng lễ lên ban thờ được chú trọng phải sung túc và ấm cúng.