Dấu hiệu phát hiện sớm trẻ bị chậm nói
Theo Ths.Bs Đinh Thạc – Trưởng Khoa Tâm Lý BV Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) nhiều cha mẹ thường nhận ra con mình chậm nói muộn. Vì vậy để lỡ mất giai đoạn vàng can thiệp ngôn ngữ giúp con.
Ngay khi trẻ 3, 4 tháng tuổi phụ huynh cần quan sát dấu hiệu phát triển ngôn ngữ
TS. Alexander, BV Nhi Alberta, Canada đã đưa ra những cột mốc gợi ý, phụ huynh có thể nhận biết được quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ có đang gặp trở ngại hay không như sau:
• 1 - 6 tháng tuổi: không phản ứng với giọng nói của cha mẹ
• 6 - 9 tháng tuổi: không hay nói những từ không rõ ràng
• 10 - 11 tháng tuổi: không bắt chước âm thanh như "ba ba, bà bà"
• 12 tháng tuổi: không nói "ba, bà" với mục đích gọi người thân; không thường bắt chước các từ có hai và ba âm tiết
• 13 - 15 tháng tuổi: không nói được ít nhất 4 – 7 từ; người lạ không thể hiểu hết 20% những điều trẻ nói.
• 16 - 18 tháng tuổi: không nói được ít nhất 10 từ; người lạ không thể hiểu hết 25% điều trẻ nói.
• 19 - 21 tháng tuổi: không nói được ít nhất 20 từ; người lạ không thể hiểu hết 50% điều trẻ nói.
• 22 - 24 tháng tuổi: không nói được ít nhất 50 từ; không biết sử dụng cụm hai từ; người lạ không thể hiểu hết 60% điều trẻ nói.
• 2 - 2.5 tuổi: không nói được khoảng 400 từ, bao gồm gọi tên, nói theo cụm từ hai - ba từ; sử dụng đại từ; người lạ không thể hiểu hết 75% điều trẻ nói.
• Từ 2.5 - 3 tuổi: chưa biết sử dụng số nhiều và thì quá khứ; chưa đếm 1 đến 3 một cách chính xác; chưa dùng 3-5 từ /câu; người lạ không thể hiểu hết 90% điều trẻ nói.
• 3 - 4 tuổi: chưa dùng được 3-6 từ/ câu; chưa biết đặt câu hỏi, trò chuyện, liên kết các sự kiện, kể chuyện.
• 4 -5 tuổi: chưa dùng được 6-8 từ/câu; chưa biết gọi tên chính xác bốn màu sắc; chưa đếm đúng từ 1-10.
Từ 2-3 tuổi trở xuống là giai đoạn vàng để hỗ trợ can thiệp cho bé chậm nói
Nếu để tình trạng chậm nói kéo dài sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ, tâm lý tinh thần của bé: trẻ thường có hành vi chống đối, ăn vạ, quấy khóc, một số có thể dẫn tới tăng động giảm chú ý. Đáng lưu ý, trẻ chậm nói nếu không được hỗ trợ sớm, có thể ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, trí tuệ, các kỹ năng xã hội khi đến tuổi thành niên, thậm chí gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai….
Các phương pháp giúp trẻ chậm nói bật âm, giao tiếp
Từ thực tế nêu trên, trao đổi với PV, Ths.Bs Đinh Thạc cho biết, cha mẹ cần tăng giao tiếp và tương tác tích cực để kích thích trẻ bật âm. Thời gian giao tiếp tích cực là thời gian bạn làm trẻ vui, ngạc nhiên, phản ứng, tham gia và hiểu những gì bạn đang giao tiếp.
VD: Bạn dành 10 phút chỉ đọc sách cho trẻ mà không quan tâm đến sự tham gia của trẻ thì vẫn tính là 0, nhưng chỉ cần 2 phút bạn làm trẻ hứng thú nhìn và chịu lật trang sách thì đó là 2 phút tích cực.
Bên cạnh giao tiếp tích cực, dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ths.Bs Đinh Thạc cho biết, có 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ: đó là quá trình hình thành vùng chức năng ngôn ngữ và gia tăng các kết nối thần kinh.
Ths.Bs Đinh Thạc cho biết, tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ liên quan trực tiếp tới sự phát triển trí não của trẻ.
Ngoài cung cấp đầy đủ 4 nhóm thành phần thực phẩm cơ bản như: nhóm bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin khoáng chất thì omega có nguồn gốc thực vật đóng vai trò rất quan trọng với sự phát triển của não bộ. Chất này kích hoạt não bộ hoạt động hiệu quả bởi nó kích thích đường dây dẫn truyền thần kinh. Khi có tác động vào não sẽ dẫn truyền tới cơ quan đích. Khi nghe được, trẻ sẽ bắt chước, chú ý và bật ra tiếng nói ở bộ phận phát âm.
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp – Chủ tịch Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm TP.HCM cho biết: Người ta ví omega như những viên gạch xây dựng nên bộ não của con người. Vì vậy, trẻ được cung cấp đầy đủ axit béo omega góp phần rất quan trọng đối với việc phát triển trí não, phát triển ngôn ngữ.
Omega có hai nguồn là Omega thực vật và Omega động vật. Ưu điểm nổi bật của omega thực vật là chứa thành phần ALA mà omega động vật không có. ALA rất tốt cho quá trình dẫn truyền thần kinh, tăng khả năng ghi nhớ tập trung, ghi nhớ, chú ý, học hỏi tốt hơn.
Đặc biệt, ALA có vai trò kháng viêm và bảo vệ tế bào. Mà tế bào não rất dễ bị tổn thương nên rất cần được bảo vệ. Sau khi chào đời, não của chúng ta có 100 tỷ tế bào thần kinh. Nhưng các tế bào não không có sự tăng thêm về số lượng mà chỉ chết dần đi. Do đó, vai trò bảo vệ được tế bào não của ALA đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Thêm vào đó, Omega thực vật không mùi vị, không tanh, do đó, trẻ nhỏ ngay từ trẻ sơ sinh có thể uống mà không bị kích ứng, nôn trớ.
Ngoài ra, các nguyên liệu của Omega thực vật được giám sát kỹ càng từ khâu gieo trồng đến thu hái để đảm bảo nguồn nguyên liệu hữu cơ sạch, an toàn, không bị ô nhiễm đất, nước, không dùng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, không nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân.
Đặc biệt, ở hầu hết thực vật đều chứa nguồn vitamin E tự nhiên, nhưng ở động vật, nguồn vitamin E hầu như không có. Vitamin E giúp Omega không bị biến chất.
Các chuyên gia khuyến cáo nên phát hiện tình trạng trẻ chậm nói trước 3 tuổi để việc can thiệp có hiệu quả. Phụ huynh cần dành thời gian tương tác tích cực với trẻ, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học để trẻ được phát triển một cách khỏe mạnh, toàn diện.