Cách kiểm tra điện thoại có bị nhiễm virus không

Thanh Thanh (Tổng hợp)/VTC |

Dưới đây là những cách kiểm tra điện thoại có bị nhiễm virus không đơn giản nhất.

Có vô số mối đe dọa mạng ẩn nấp nhưng có lẽ không gì nguy hiểm hơn việc máy tính hoặc điện thoại thông minh của bạn bị nhiễm virus. Hãy sử dụng các mẹo nhanh này để xác định xem thiết bị cá nhân của bạn có bị nhiễm virus hay không.

Thiết bị nóng hơn bình thường

Thiết bị của bạn trở nên khá nóng khi chạm vào, mặc dù không sử dụng. Khi bạn vô tình tải xuống phần mềm độc hại, các phần cứng bên trong thiết bị ngay lập tức bắt đầu làm việc chăm chỉ hơn để "hỗ trợ" phần mềm độc hại hoặc virus đã được nhúng.

Điều này có thể khiến thiết bị của bạn bị nóng khi chạm vào hoặc thậm chí là rất nóng.

Điện thoại của bạn liên tục khởi động lại

Các thiết bị có thể tự khởi động lại khi bạn chưa cài đặt bản cập nhật quan trọng hoặc có trục trặc ngẫu nhiên trong phần mềm.

Tuy nhiên, đôi khi thiết bị của bạn khởi động lại vì tội phạm có quyền truy cập vào thiết bị và đang cài đặt phần mềm độc hại.

Nếu điều này xảy ra, hãy tắt thiết bị của bạn ngay lập tức. Mang nó đến chuyên gia kỹ thuật của bạn để được kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị của bạn xem có thể bị nhiễm virus không.

Bạn không thể truy cập các tệp trên thiết bị của mình

Khi bạn đột nhiên không thể truy cập tài liệu, video và hình ảnh trên các thiết bị của mình, rất có thể thiết bị của bạn bị nhiễm ransomware, một trong những dạng phần mềm độc hại tồi tệ nhất.

Phần mềm độc hại này sẽ khóa hoặc mã hóa các tệp của bạn để bạn không thể truy cập chúng được nữa. Nó cũng có thể là nhiều loại virus "wiper" sẽ xóa sạch thiết bị của bạn.

Nếu thiết bị của bạn bị tấn công bởi ransomware hoặc wiper, lựa chọn duy nhất của bạn là khôi phục các tệp từ bản sao lưu. Đây là một lời nhắc quan trọng: Luôn sao lưu các tệp của bạn.

Cách kiểm tra điện thoại có bị nhiễm virus không - Ảnh 1.

Việc xuất hiện nhiều quảng cáo pop-up hiển thị trên màn hình

Nếu đột nhiên bạn thấy smartphone của mình thường xuyên xuất hiện các quảng cáo pop-up dày đặc, đây là dấu hiệu đáng báo động.

Nếu bạn xem kỹ thư viện ứng dụng của mình, bạn thậm chí cũng có thể thấy các ứng dụng mà bạn chưa bao giờ tải xuống. Đó là dấu hiệu máy đã bị nhiễm virus hoặc mã độc.

Người quen của bạn nhận được những liên kết lạ mà bạn không gửi

Một thủ thuật của những hacker khi cài phần mềm độc hại đến máy bạn luôn nhằm mục đích cố gắng phát tán nó càng nhiều càng tốt. Các mã độc khi được cài vào máy bạn có thể được cấp quyền truy cập vào danh sách liên hệ của bạn bao gồm email, số điện thoại hoặc các tài khoản mạng xã hội.

Nếu bạn nhận thấy bạn bè của mình nhận được những đường link không phải do chính bạn gửi đi cần lập tức thay đổi mật khẩu, tải về một ứng dụng quét virus tốt để tìm ra nguyên nhân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại