Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà để phòng biến chứng và không bị sẹo

Minh Nhật |

Mặc dù thủy đậu là căn bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được chăm sóc đúng cách.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella zoster gây ra, bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân và có thể gặp ở bất cứ ai chưa mắc hoặc chưa tiêm vắc-xin thuỷ đậu.

Theo các bác sĩ, con đường lây lan chủ yếu của căn bệnh thủy đậu là hô hấp hoặc khi tiếp xúc với dịch từ bọng nước vỡ ra của người bệnh.

Khi trẻ mắc bệnh, con thường có biểu hiện ban đầu là sốt, đau đầu, đau cơ. Một hai ngày sau trên cơ thể trẻ xuất hiện những mụn nước. Những nốt thủy đậu này có thể mọc khắp toàn thân hay rải rác trên cơ thể.

Thủy đậu là bệnh lành tính. Những mụn nước nhỏ có thể tự khô sau khoảng 1 tuần, sau đó đóng vảy và khỏi hoàn toàn. Mẹ có thể điều trị theo dõi tại nhà cho trẻ, tuy nhiên cần biết cách chăm sóc đúng đắn để phòng chống những biến chứng nguy hiểm.

Cách chăm sóc trẻ mắc thủy đậu tại nhà, đề phòng biến chứng

Theo Th.S, Dược sĩ Trương Minh Đạt - Giám đốc Trung tâm sức khỏe nhi khoa Cenica, thủy đậu là bệnh lành tính và có thể chăm sóc tại nhà. Khi chăm sóc để giúp cho trẻ nhanh chóng hồi phục cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Virus gây ra bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (không khí) và tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng. Khi trẻ bị thủy đậu cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn, để tránh lây lan bệnh ra cộng đồng. Thời gian cách ly khoảng 7 ngày đến 10 ngày từ lúc bắt đầu, phát hiện bệnh (phát ban), cho tới khi nốt phỏng nước khô vảy.

- Khi trẻ bị thủy đậu, việc chăm sóc bé cần luôn đảm bảo vấn đề dịch tễ trong quá trình chăm sóc và sau khi khỏi bệnh: Vệ sinh tay sát khuẩn tay khi chăm sóc trẻ, đeo khẩu trang, vệ sinh chỗ ở sinh hoạt, làm sạch làm tươi không khí, hạn chế cho bé tiếp xúc quá nhiều người trong thời gian nhiễm bệnh, trẻ đi ra ngoài khám bệnh hoặc kiểm tra ở các trung tâm y tế cần cho con đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và sát khuẩn vệ sinh tay. Không cho bé dùng đồ chung.

- Loại thuốc phổ biến dùng điều trị thủy đậu:

+ Acyclovir

+ Castellani

+ Xanh Methylen

+ Kẽm ocid 10% (Dùng để bôi giảm ngứa và lành da cho bé)

+ Sát khuẩn Betadine hoặc Oxy Già (trường hợp mụn nước vỡ)

- Lưu ý chăm sóc trẻ:

+ Luôn nắm rõ thân nhiệt, tình trạng của con, trường hợp bé quấy khóc nhiều, không hạ sốt, mệt mỏi, lờ đờ, có dấu hiệu bất thường cho con đến ngay trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra.

+ Cho bé mặc đồ cotton dễ thấm hút, đồ sạch, mặc thoáng, nhiệt độ phòng phù hợp cho bé.

+ Vệ sinh mũi họng bằng muối sinh lý.

+ Đồ ăn đa dạng, dễ ăn, dễ tiêu hóa (không kiêng khem quá nhiều), hạn chế độ kích thích, nếu trẻ dưới 6 tháng thì tăng cường cho con bú theo nhu cầu của trẻ.

+ Duy trì D3 hoặc D3k2 cho trẻ 0-6 tháng, với trẻ trên 6 tháng có thể dùng thêm tăng đề kháng, men vi sinh, kẽm và vitamin nhóm tổng hợp không chứa khoáng hỗ trợ cho bé.

+ Nên tắm nước ấm cho con nhiệt độ khoảng 31-32 độ, dùng nước đun sôi để nguội, không nên tắm lá cho trẻ vì hiện nay các loại lá mang khá nhiều vi khuẩn, kí sinh trùng dễ gây viêm nhiễm nặng hơn cho con

+ Khi mụn đã lặn, trong quá trình phục hồi dễ gây ngứa nhiều khiến bé khó chịu, có thể cho con đeo bao tay khi hoạt động hạn chế con gãi quệt vào mặt, bôi kẽm ocid 10% phục tổn thương da và kem nghệ cho bé phòng vết thâm tránh sẹo. Lưu ý thêm tất cả các loại thuốc và kem bôi đều có thể gây dị ứng cho một số bé nhạy cảm, nên các mẹ chú ý theo dõi phản ứng của con sau khi dùng.

+ Khi trẻ bị thủy đậu, nên cho bé ăn uống bình thường. Mẹ càng kiêng khem bé càng thiếu chất, dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm.

+ Khi da lành hẳn mẹ có thể bôi nghệ cho bé để hạn chế để lại sẹo.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại