Từ UAV chỉ vừa trong lòng bàn tay đến các UAV có trọng lượng tới 454 kg, Ukraine đã phát triển và sở hữu một đội UAV đa dạng có thể làm phức tạp thêm các bước tiến của Nga.
Phạm vi không ngừng mở rộng của công nghệ này và việc sử dụng gia tăng với mức độ chưa từng có không chỉ cho thấy tiềm năng của UAV trong việc chi phối chiến trường Ukraine mà còn cho thấy khả năng của nó trong việc ảnh hưởng đến các cuộc xung đột tương lai.
Vì sao xung đột ở Ukraine là “điểm nóng” của máy bay không người lái?
Sau 2 năm xung đột, cả Nga và Ukraine đều không đạt được ưu thế trên không. Hầu hết các nhà phân tích quân sự cho rằng Nga, với sức mạnh trên không vượt trội, sẽ nhanh chóng kiểm soát không phận tranh chấp trong những ngày đầu. Tuy nhiên, điều bất ngờ là phòng không Ukraine, được tăng cường bởi các hệ thống phương Tây sau đó đã đẩy lùi và ngăn cản chiến đấu cơ Nga tiến hành các cuộc tấn công gần biên giới và xuyên biên giới.
Việc không bên nào đạt được đột phá trong việc xuyên thủng phòng không đối phương đã buộc họ phải tăng cường sự nhanh nhạy của các lực lượng dã chiến và phụ thuộc nhiều hơn vào các vũ khí tầm xa như pháo, tên lửa và UAV. Những điều kiện trên cũng dẫn đến sự phát triển các công nghệ UAV mới có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện tác chiến trên không và thậm chí đảo chiều xung đột theo hướng có lợi cho mình.
Những công nghệ nào đang được sử dụng?
Việc triển khai UAV của Ukraine đã phát triển theo những thay đổi trên chiến trường. Trong giai đoạn đầu xung đột, khi phòng không và năng lực tác chiến điện tử của Nga chưa được phát huy rộng rãi, Ukraine phụ thuộc vào những máy bay không người lái cỡ lớn như TB2 Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ. Khả năng mang các loại tên lửa không đối đất và lơ lửng trong thời gian dài của TB2 cho phép các lực lượng của Ukraine thâm nhập vào phòng không Nga và tấn công các mục tiêu lớn.
Tuy nhiên, khi Nga có được sự kiểm soát không phận lớn hơn, Moscow có thể phát hiện và bắn hạ các máy bay không người lái cỡ lớn một cách dễ dàng. TB2 có lẽ vẫn đủ khả năng giúp các phi công của Ukraine thu thập thông tin tình báo nhưng Kiev đã chuyển sang sử dụng UAV nhỏ hơn để thích nghi với những bước tiến của Nga.
Các UAV nhỏ với số lượng lớn đang cho thấy khả năng thay đổi cuộc chơi bởi chúng quan sát chiến trường tốt hơn và nhắm vào mục tiêu hiệu quả hơn. Ukraine đã tận dụng công nghệ thương mại để khiến cho các UAV có chi phí rẻ và sẵn có trên chiến trường một cách nhanh chóng. Các UAV cỡ nhỏ có thể nhanh chóng được tập hợp và điều chỉnh mục đích sử dụng để mang đến hiệu quả cụ thể. Chẳng hạn, máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) thường được sử dụng để quay phim thì nay đã được trang bị thêm chất nổ để tấn công các mục tiêu cố định với chi phí tương đối thấp. Các UAV này có thể tiến hành các cuộc tấn công với độ chính xác cao trong khi ít bị phòng không Nga phát hiện.
Ngoài ra, Ukraine cũng thay đổi mục đích một số lĩnh vực quan trọng của kinh tế trong nước để hỗ trợ chuỗi cung cấp UAV mới, tăng cường năng lực sản xuất UAV qua các mối quan hệ đối tác công - tư. Cách đây 1 năm, Ukraine có 7 nhà máy sản xuất UAV trong nước nhưng hiện nay nước này có ít nhất 80 nhà máy.
Về phía Nga, Moscow đã triển khai các mẫu UAV nội địa như Orion, Eleron-3, Orlan-10 và Lancet nhưng lệnh trừng phạt phương Tây lên chuỗi cung ứng quan trọng đã cản trở nước này sản xuất UAV. Thay vào đó, giới quan sát phương Tây cho rằng Nga đã quay sang Iran để đảm bảo một nguồn cung bền vững với các UAV Shahed-136 có thể mang 45,4kg chất nổ và tầm hoạt động 1.200km.
UAV đang định hình chiến trường Ukraine như thế nào?
Cuộc xung đột ở Ukraine đã cho thấy những lợi thế chiến trường của UAV - một phương tiện ngày càng nhỏ hơn, có tính sát thương cao hơn, dễ vận hành và sẵn có hơn. Chúng đã rút gọn chuỗi tiêu diệt, làm giảm thời gian từ khi mục tiêu bị phát hiện tới khi nó bị phá hủy, đồng thời tăng cường khả năng của quân đội trong việc do thám chiến trường.
Các máy bay không người lái với khả năng hoạt động kéo dài có thể tiến hành hiệu quả các hoạt động trinh sát trong hàng giờ, đồng thời khiến các UAV tiên tiến hơn thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào sâu trong lãnh thổ của đối phương. Các phương tiện này cũng giúp các binh lính giám sát hoạt động của đối phương mà không phải liều mạng hay bỏ vị trí.
Đối phó với UAV
Các máy bay không người lái rất dễ bị các hệ thống phòng không tấn công. Các UAV lớn là những mục tiêu di chuyển chậm và dễ bị tấn công hơn cả bởi các hệ thống phòng không hoặc hệ thống chống UAV. Cả Nga và Ukraine đều đã bắn hạ hàng nghìn UAV của nhau bằng vũ khí đánh chặn và pháo. Tuy nhiên, việc Moscow và Kiev sử dụng liên tục các hệ thống này có thể rất tốn kém do đánh chặn một UAV có thể tiêu tốn hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu USD.
Thách thức gia tăng với hệ thống phòng không chống UAV là nhu cầu cần phát triển và triển khai một hệ thống có chi phí rẻ hơn mục tiêu của nó. Điểm then chốt ở đây là các UAV nhỏ có thể tấn công bầy đàn vào 1 mục tiêu nên rất khó để bắn hạ bởi chúng có thể áp đảo hệ thống phòng không. Một biện pháp đối phó quan trọng là tận dụng tác chiến điện tử dưới hình thức các hệ thống gây nhiễu, tấn công mạng và hệ thống laser công nghệ cao nhằm ngăn chặn UAV tiếp cận mục tiêu. Các hệ thống gây nhiễu được cả Nga và Ukraine sử dụng đã truyền đi tín hiệu điện từ mạnh mẽ khiến cho UAV mục tiêu rơi xuống đất, trượt khỏi đường bay hoặc quay vòng và tấn công chính người điều khiển nó. Chừng nào xung đột còn tiếp diễn thì chừng đó cả hai bên sẽ liên tục đầu tư vào công nghệ và điều chỉnh các chiến thuật tác chiến điện tử để đối phó với những tiến bộ của đối phương.
Chiến tranh UAV phát triển như thế nào?
Xung đột Nga - Ukraine cho thấy những tiến bộ về công nghệ UAV có thể thay đổi cán cân quyền lực, đặc biệt trên khía cạnh phòng không. Trong khi Nga tìm cách thiết lập ưu thế trên không và tăng cường sản xuất UAV cũng như các hệ thống chống UAV thì Ukraine cũng tiếp tục phát triển cả hai, đồng thời tìm kiếm những giải pháp ít phức tạp hơn. Trong một dự án hợp tác được công bố gần đây với Iran, Nga đã hoàn tất việc xây dựng một nhà máy UAV ở Tatarstan, cách Moscow 805km về phía Đông. Nhà máy này có thể sản xuất khoảng 6.000 UAV Shahed (được Moscow đặt tên lại là Geran) vào giữa năm 2025.
Việc mở rộng sản xuất UAV này giúp Nga đủ khả năng khắc phục tình trạng thiếu UAV trên tiền tuyến và đảo chiều xung đột theo hướng có lợi cho mình. Tuy nhiên, khả năng của Ukraine về công nghệ UAV thương mại, UAV điều chỉnh chiến thuật dựa trên phản hồi thời gian thực và việc Kiev thay đổi chiến thuật nhằm đánh bại các hệ thống chống UAV cũng cho thấy những ý nghĩa quan trọng trong quá trình chiến đấu của nước này.
Cạn nguồn viện trợ, lính Ukraine phải "xẻ" xe tăng của Nga để lấy thiết bị