Nhưng cho đến nay, nhiều quốc gia Đông Âu, bất chấp đang là thành viên của NATO, vẫn sử dụng vũ khí của Liên Xô và cả của Nga ngày nay.
Vào những năm Chiến tranh Lạnh, Liên Xô không ngại ngần cung cấp vũ khí cho các đồng minh của mình ở khắp năm châu. Một trong những khu vực quan trọng là Đông Âu, chính xác hơn là các nước nằm trong khối Hiệp ước Warsaw.
Ngày nay, gần như tất cả những quốc gia này đã là thành viên của NATO, nhưng tình thế này không cản trở họ sở hữu xe tăng, những tổ hợp tên lửa phòng không, xe chiến đấu bộ binh, súng tiểu liên và súng phóng lựu được sản xuất tại Liên Xô.
Việc sử dụng vũ khí của Liên Xô, trong mọi hoàn cảnh, đều liên quan tới cả việc tiếp tục hợp tác kỹ thuật với Nga.
Cho tới thời điểm hiện nay, số lượng lớn vũ khí của Liên Xô hiện đang trong hàng ngũ của quân đội Bungari. Nền tảng sức mạnh xe tăng của nước này là những xe tăng T-72 (531 chiếc) và T-55 (400 chiếc).
Trong lực lượng lục quân cũng có gần 300 chiếc BMP-1 do Liên Xô sản xuất, 74 chiếc BRDM-2, 781 chiếc BTR-60, 192 pháo phản lực BM-21 "Grad", 506 khẩu lựu pháo tự hành 2S1 "Gvozdika".
Lực lượng không quân Bungari đang sở hữu 12 chiếc tiêm kích MiG-29, cường kích Su-25K, những trực thăng Mi-14 và Mi-24, các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 và Osa.
Ở Cộng hòa Séc, Slovakia và Romania, số lượng vũ khí của Liên Xô ít hơn nhiều, nhưng lực lượng lục quân Romania đang sở hữu, lấy ví dụ, gần 260 xe tăng T-55, còn lực lượng không quân Séc đang sử dụng những trực thăng Mi-24 của Liên Xô và Mi-171Sh của Nga.
Các trực thăng Mi-17 và Mi-24, những tiêm kích MiG-29 có mặt trong hàng ngũ của lực lượng không quân Slovakia, trong khi đó lực lượng lục quân của quốc gia này gần như đã loại bỏ được những khí tài của Liên Xô, hiện chỉ còn lại các tổ hợp chống tăng do Liên Xô sản xuất là Malyutka, Fagot, Konkurs và tổ hợp tên lửa phòng không Strela-10.
Hungari không có các máy bay của Liên Xô, nhưng lại có trong thành phần của lực lượng không quân các trực thăng Mi-8, Mi-17 và Mi-24, còn trong lục quân - 44 xe tăng T-72M1, 260 chiếc BTR-80, 120 chiếc BTR-80A.
Bất chấp những quan hệ phức tạp với Nga, Ba Lan chưa loại bỏ triệt để vũ khí mang thương hiệu "Made in USSR - Sản xuất tại Liên Xô". Lực lượng lục quân của đất nước này đang sở hữu 237 chiếc BRDM-2, 30 chiếc BRM-1K, 75 pháo phản lực BM-21 Grad, các tổ hợp tên lửa phòng không "Kub" và 9K33 "Osa-AK".
Trong lực lượng không quân Ba Lan cũng vẫn còn các tiêm kích MiG-29 và những trực thăng Mi-8 và Mi-17. Gần như tất cả các hệ thống phòng không được các lực lượng vũ trang Ba Lan sử dụng, cũng của Liên Xô sản xuất.
Ngoài ra, trong quân đội Ba Lan vẫn còn các súng máy Kalashnikov, súng phóng lựu RPG, súng trường bắn tỉa Dragunov được cải tiến để bắn bằng đạn chuẩn NATO.
Đương nhiên, những thành viên Đông Âu của Liên minh Bắc Đại Tây Dương vẫn tiếp tục loại bỏ khí tài quân sự của Liên Xô: Điều này dễ hiểu, bởi vì vũ khí đang lỗi thời, xuất hiện các xe tăng, xe chiến đấu và máy bay hoàn thiện hơn.
Nhưng việc mua những xe tăng của Mỹ hay của Pháp, lấy ví dụ, sẽ kéo theo những chi phí khổng lồ mà ngân sách các quốc gia Đông Âu tạm thời chưa thể gánh được.
Bởi vậy, nhiều nước Đông Âu hiện giờ đang nâng cấp và hoán cải những vũ khí mà được thừa kế lại từ Liên Xô.
Ngoài ra, số lượng lớn các vũ khí Liên Xô được những quốc gia Đông Âu bán cho các nước đang phát triển ở châu Á và đặc biệt ở châu Phi.
Đồng thời, điều thú vị là một loạt các quốc gia thành viên NATO đang mua vũ khí Nga. Ví dụ rõ nét nhất, mà khiến nổ ra một vụ bê bối quy mô quốc tế là hợp đồng mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong quân đội Hi Lạp hiện có những tổ hợp tên lửa phòng không S-300 mà được Síp chuyển giao cho Athens sau khi mua của Nga.