Sau thảm kịch này, ngày 16 tháng 9 năm 1881, lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, một Cơ quan đặc biệt được thành lập để bảo vệ những người đứng đầu Nhà nước. Đó là Tiền thân của Cục Cảnh vệ Liên bang (FSO) ngày nay.
Lenin đã được người Thụy Sĩ lấy thân mình bảo vệ
Ngày nay, thật khó có thể tin được là những ngày đầu tiên sau Cách mạng Tháng Mười, chưa có vệ sĩ nào bảo vệ Lenin - Người đứng đầu Nhà nước Xôviết. Khi đó, việc bảo vệ Lenin được giao cho người lái xe Stepan Gil với một khẩu súng lục ổ quay. Stepan Gil không phải là nhân viên An ninh và cũng không phải là đảng viên. Trước Cách mạng, Stepan là lái xe cho Hoàng hậu Alexandra Feodorovna.
Vụ ám sát đầu tiên với V. Lenin xảy ra vào ngày 01 tháng 01 năm 1918, nhưng không thành công. Khi đó Lenin đã cùng ngồi trên xe với Friedrichlái Platten thuộc Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Sĩ. Các cựu sĩ quan Nga hoàng đã bắn vào chiếc xe hai người đang đi trong thành phố Petrograd. Vị khách Thụy Sĩ Platen đã lấy thân mình che cho Lenin, còn ông bị thương nhẹ ở cánh tay.
Mùa xuân năm đó, Chính phủ Liên Xô chuyển từ Petrograd về Moscow. Ngày 30 tháng 8 năm 1918, sau cuộc biểu tình tại nhà máy Mikhelson trên đường Serpukhovskaya, nữ Đảng viên Xã hội-cách mạng, bà Kaplan đã bắn vào Lenin. Người đã sống sót một cách thần kỳ. Sau sự việc này, Ủy ban Tình trạng khẩn cấp toàn Nga bắt đầu hàng ngày phân công một hoặc một số "chính ủy nghiệp vụ" để giúp lái xe Gil đi cùng với Chủ tịch Hội đồng Xôviết.
Mùa xuân năm 1920, Lenin lâm bệnh nặng. Và hầu như từ thời gian này cho đến khi Người qua đời, Lenin đều ở Gorki, ngoại ô Moscow. Tại Gorki có hai chục nhân viên an ninh đảm bảo sự bình yên cho Lenin. Công vụ của họ không "nguy hiểm và khó khăn". Ví dụ, trong đêm đầu tiên Lenin bị ốm và ngủ ở Gorki, các sĩ quan bảo vệ thức cho đến rạng sáng. Không lâu trước khi từ giã cõi trần, Lenin đã tươi tỉnh hơn và yêu cầu được cắt tóc. Cảnh vệ Franz Baltrushaitis thực hiện các động tác cắt tóc như sau: Trước tiên, anh dùng tông đơ điện cắt tóc, sau đó dùng dụng cụ bôi kem để cạo râu. Sau khi cắt tóc, Lenin có nét mặt và kiểu tóc và râu giống như khi Lenin nằm trong lăng.
Stalin được bảo vệ như thế nào?
Tháng 6 năm 1927, một kẻ giấu mặt đã vượt qua các lối vào khu làm việc của Bộ An ninh ở Lubyanka để ném quả bom vào trong khu làm việc. Sau cuộc tấn công khủng bố này, Bộ Chính trị và Ngành Mật vụ đã phải coi trọng hệ thống bảo vệ các quan chức hàng đầu của Nhà nước. Một sắc lệnh đặc biệt đã được thông qua, hàng chục vệ sĩ được giao nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ các nhà lãnh đạo của Liên Xô. Họ được gọi là cận vệ.
Từ ngày 10 tháng 6 năm 1927, cận vệ của Stalin là Ivan Yusis, người Litva. Ông thuộc Phòng nhiệm vụ đặc biệt của Bộ An ninh. Trước đó, ông là cận vệ của Dzerzhinsky - Chủ tịch đầu tiên của Bộ An ninh Liên Xô.
Sau cuộc tấn công khủng bố vào trụ sở Bộ An ninh, Nikolai Vlasik, trưởng phòng Nghiệp vụ của Bộ An ninh đang nghỉ phép bị triệu hồi về đơn vị. Trên thực tế, năm 1927, Vlasik đã là người đứng đầu Đội cận vệ của Stalin. Cuối đời, Stalin đã nhìn thấy những âm mưu phá hoại có ở khắp mọi nơi, tuy thế, Stalin lại rất chủ quan đến sự an toàn cho bản thân. Biết là vi phạm quyết định của Bộ Chính trị, song Stalin vẫn thường đi bách bộ quanh Moscow. Cùng đi với Người chỉ có một cận vệ Yusis. Mùa thu năm 1931, có một báo cáo của Bộ An ninh được đặt trên bàn của ông.
"Lúc 03 giờ 35 phút sớm ngày 16 tháng 11, tại địa điểm trên phố ILinka, gần số nhà 5/2, đối diện với nhà thờ Starostinnyi, một điệp viên của tình báo Anh đi sát vào điệp viên của chúng ta và định chộp lấy một khẩu súng lục. Điệp viên của chúng ta đã kịp tóm lấy tay tên sĩ quan tình báo Anh nói trên và kéo hắn đi theo, ngăn chặn được âm mưu ám sát".
Trong bản báo cáo đó có nêu lên một nghị quyết: "Đồng chí Stalin phải dừng việc đi bộ quanh Moscow".
Năm 1931, cận vệ Yusis qua đời vì một cơn đau tim. Trưởng phòng Vlasik, ngoài các nhiệm vụ khác, đồng thời trở thành cận vệ của Stalin. Ngày 23 tháng 9 năm 1933, trong chuyến đi nghỉ ở Pitsunda, ca nô đã đưa Stalin đã ra khơi. Bỗng nhiên có tiếng súng vang lên từ trên bờ. Vlasik tự mình che chở cho Stalin. Sau này, mới được biết những người lính Biên phòng vì không được thông báo trước về chuyến đi biển của ông, nên đã nhầm đó là ca nô vi phạm hải phận.
Trong một phần tư thế kỷ, Nikolai Sidorovich Vlasik đã lên đến cấp Trung tướng ANQG. Trung tướng xây dựng hệ thống bảo vệ nhân vật số 1 của đất nước vào loại tốt nhất. Có lẽ vào thời điểm đó, dưới quyền ông, nhà lãnh đạo có xe bọc thép. Và, Vlasik thiết lập một đoàn xe gồm nhiều chiếc xe giống hệt nhau để không ai biết Stalin sẽ đi chiếc nào. Kết quả là trong 25 năm, chưa một lần nào xảy ra vụ ám sát Stalin.
Tuy thế, theo lệnh của Beria - Bộ trưởng ANQG, tháng 12 năm 1952, người ta đã bắt Vlasik. Ông bị kết tội suy đồi đạo đức và có... âm mưu chống lại Nhà nước, chuẩn bị ám sát đồng chí Stalin.
Nikolai Sidorovich Vlasik bị kết án 10 năm, nhưng ông chỉ thụ án được 3 năm. Chỉ đến năm 2000, khi ông đã qua đời gần nửa thế kỷ, ông mới được phục hồi hoàn toàn.
Công tác bảo vệ Tổng bí thư Khrushchev
Dưới thời Tổng Bí thư Khrushchev, trong KGB Liên Xô, con số "9" luôn luôn nổi tiếng (số 9 là phiên hiệu Cục Cảnh vệ Bộ An ninh Liên Xô).
Tổng Bí thư Khrushchev thờ ơ với công tác bảo vệ mình. Năm 1961, ông ra lệnh dỡ bỏ công tác an ninh xung quanh ngôi nhà nghỉ của mình ở Livadia, chỉ để lại các chốt ở lối vào chính và lối từ phía biển vào. Vào ban đêm, một người đàn ông và một phụ nữ trèo qua hàng rào, trốn trong bụi cây. Và sáng sớm tinh mơ, người ta đã chuyển đến ông đơn tố cáo của chính quyền địa phương. Chỉ sau vụ việc này, an ninh của ngôi nhà mùa hè mới được khôi phục lại như cũ.
Ở Áo, một vật thể trông giống như lựu đạn đã được ném vào chân Khrushchev, cận vệ Mikhail Soldatov lấy thân mình che cho ông. May mắn thay, thảm kịch đã không xảy ra. Một trường hợp khác, khá tò mò, đã diễn ra ở Minsk.
Tại một sự kiện dạ tiệc, nữ diễn viên đã lên sân khấu và đột nhiên bắt đầu lấy một thứ gì đó ra khỏi cổ. Soldatov lao lên sân khấu và nắm lấy tay nữ diễn viên. Sau này trong báo cáo đã nêu: "Chiếc váy hợp thời trang đã bị hư hỏng nặng. Khi đó, bộ ngực lộ ra. Và nữ diễn viên lấy ra từ đường viền cổ... một phong bì có một lá thư gửi cho Nikita Khruchshev".
Khrushchev thích đi trên một chiếc xe mui trần, điều này gây ra những rắc rối không cần thiết cho công tác an ninh.. Sau vụ ám sát Tổng thống Mỹ Kennedy đang ngồi trên xe mui trần tại Dallas. Nikita Sergeevich mới chịu ngừng những mạo hiểm.
Vụ ám sát Brezhnev bên cánh cổng vào Điện Kremlin
Thiếu tướng Alexandr Ryab, cận vệ của Brezhnev, được coi là người giỏi nhất trong đội ngũ cận vệ các nhà lãnh đạo Liên Xô.
Tổng bí thư Khruchshev thích đi xe mui trần.
Một cuộc ám sát nổi tiếng Brezhnev đã xảy ra vào năm 1969 do trung úy quân đội Liên Xô Viktor Ilyin thực hiện. Sau khi trộm ở đơn vị được hai khẩu súng lục "Makarov" và bốn băng đạn, hắn bay từ Leningrad đến Moscow. Ilyin dừng lại trong gia đình người chú của mình. Ông chú là cựu cảnh sát.
Sáng sớm hôm sau, khi đã lấy trộm chiếc áo bành tô sắc phục cảnh sát của ông chú, hắn đến cổng Borovitsky là cổng vào điện Kremlin và đứng trong hàng rào cảnh sát. Trong Điện Kremlin, mọi người đang chờ Brezhnev và các phi hành gia. Khi đoàn xe đến gần cổng, Ilyin bỏ qua chiếc xe đầu tiên, vì hắn tin rằng Tổng Bí thư sẽ ngồi ở chiếc thứ hai. Và hắn cầm cả hai súng bắn vào xe thứ hai. Hắn bắn theo kiểu Macedonian. 11 viên đạn găm vào xe.
Trong xe có 4 nhà du hành vũ trụ: Georgy Beregovoy, Aleksei Leonov, Andrian Nikolaev cùng vợ Valentina Tereshkova. Người lái xe bị trọng thương. Một người đi xe mô tô hộ tống danh dự bị thương ở cánh tay. Kẻ khủng bố không có thời gian để nạp thêm đạn. Mikhail Yagodkin, sĩ quan Cục 9 làm nhiệm vụ tại Cổng Borovitsky, đã hạ gục Ilyin.
Xe của Brezhnev không bị bắn. Khi xe đã lên Cầu đá lớn, Ryabenko, người đứng đầu bộ phận an ninh, người ngồi cạnh Leonid Brezhnev, đã ra lệnh cho người lái xe rời khỏi đoàn xe và vào Điện Kremlin qua Cổng Spassky.
Bản thân Brezhnev đôi khi cũng tạo ra những rắc rối cho các cận vệ. Ông thích ngồi sau tay lái và tăng tốc độ một cách chóng mặt. Nhiều lần những tai nạn nghiêm trọng đã đứng trước bờ vực thẳm. Nhưng số phận và cận vệ Ryabenko đã giữ lại được Brezhnev.
Ngày 23 tháng 3 năm 1982, trong chuyến thăm Tashkent đã xảy ra câu chuyện "hú vía". Chương trình diễn ra căng thẳng, cộng vào đó là Brezhnev đang ở tuổi 75! Vì thế, Ban tổ chức quyết định bỏ mục Tổng Bí thư đến thăm nhà máy sản xuất máy bay. Khi mọi người đã trở lại dinh thự, Brezhnev nghi ngờ và nói: “Mọi người trong nhà máy đã chuẩn bị cho buổi gặp, họ đang đợi...”.
Cận vệ Ryabenko cố gắng giải thích: “Thưa đồng chí Leonid Ilyich, đồng chí không thể đến nhà máy. Công tác bảo vệ ở đó đã dỡ bỏ”.
Tổng Bí thư cho Ryabenko 15 phút để chuẩn bị. Và Đoàn đã đến thăm phân xưởng lắp ráp. Tại phân xưởng này, các máy bay nằm trên dàn giáo. Nghe thông báo về chuyến thăm của Tổng Bí thư trên đài phát thanh nội bộ, hàng trăm công nhân đổ xô đến đó, trèo cả lên dàn giáo để nhìn thấy Tổng Bí thư. Đội bảo vệ đã cố gắng ngăn chặn sự xô đẩy của công nhân.
Trước tình hình đó, cận vệ Ryabenko đề nghị Đoàn nhanh chóng rút khỏi nơi đây! Nhưng Brezhnev không muốn nghe, ông nói: "Tôi sẽ nói chuyện với công nhân!".
Một sàn gỗ lớn bị sập. Dàn giáo đã bị tàn phá nhiều. Tổng Bí thư Brezhnev, cận vệ Ryabenko, và ông Rashidov - Thủ tướng Uzbekistan đã có mặt tại địa điểm này. Những người lính bảo vệ rất vất vả để nâng tấm ván bị sập lên, kéo Brezhnev ra. Ông bị thương và máu chảy rất nhiều. Mọi người lại bắt đầu chen lấn nhau, ai cũng muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Cận vệ Ryabenko rút khẩu súng lục của mình và giơ cao lên, dẹp đường đưa Brezhnev đến ô tô. Các bác sĩ chẩn đoán Tổng Bí thư Brezhnev bị chấn thương xương đòn và nhanh chóng phục hồi chức năng cho Tổng Bí thư...