Mới đây, các nhà khoa học đã xác định được hàng ngàn hồ nước màu xanh cổ xưa xuất hiện trên mặt băng về phía Đông của Nam Cực, thay vì vui mừng, những khám phá có từ rất lâu này có thể hé mở những thông tin quan trọng về lịch sử tự nhiên.
Các nhà khoa học lại tỏ ra lo lắng về điều này!
Các hồ băng xuất hiện càng nhiều!
Tại sao vậy? Bởi vì họ đã từng nhìn thấy hiện tượng này xảy ra trước đó. Khi mà lớp băng ở Greenland tan ra rất nhanh, làm biến mất một ngàn tỉ tấn băng vào năm 2011 tới năm 2014, nghiên cứu cho rằng điều đó có liên quan tới những hồ băng này.
Một nhóm nghiên cứu của Anh đã phân tích hàng ngàn bức ảnh chụp từ vệ tinh và dữ liệu thời tiết ở Langhovde Glacier nằm về phía Đông Nam Cực. Họ nhận thấy giữa năm 2000 tới 2013, gần 8000 hồ nước như vậy được hình thành.
Hình ảnh chụp các hồ băng từ trên cao.
Những hồ nước này còn chảy nước vào lớp băng bên dưới, điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho sự vững chắc của toàn bộ khối băng. Hiện tượng băng tan có thể làm tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan kéo theo cũng như làm tăng nhiệt độ nước biển.
Bán đảo Nam Cực nằm ở cực Bắc của phần đất liền Nam Cực, đây là nơi thể hiện rõ rệt nhất tác động của hiện tượng khí quyển Trái Đất nóng lên nhanh chóng cũng như nước biển ấm trong năm nay.
Không những thế, hiện tượng này còn làm cho các nhà nghiên cứu lo lắng vì những hậu quả sâu xa hơn có thể xảy ra với nhân loại trong tương lai không xa.
"Phía Đông Nam Cực là một phần của lục địa Nam Cực, nơi mà chúng ta thường cho rằng nơi đây khá ổn định", một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu, nhà kết băng học Stewart Jamieson tới từ Đại học Durham phát biểu trên The Washington Post.
Khi nhiệt độ tăng vào mùa hè, những hồ băng này sẽ trở thành các sông bằng chảy vào đại dương.
Tại sao các hồ băng lại xuất hiện nhiều trong thời gian ngắn như vậy?
Trái đất đang nóng dần lên trên chiếc bếp ga của con người.
Lý giải nguyên nhân những hồ băng nhanh chóng xuất hiện chỉ trong vòng 3 năm, nhóm nghiên cứu cho hay biến đổi khí hậu chính là lý do chính gây nên hiện tượng bất thường này.
Trong suốt 13 thời kỳ mà họ nghiên cứu, thì thời kỳ hè ấm nhất (ở bán cầu Nam) nằm vào khoảng thời gian 2012 tới 2013, với nhiệt độ trung bình 37 độ dương (0,8 độ C) vào ban ngày trong khi mùa hè năm 2007/2008 chỉ là 5 độ dương (-1,8 độ C) ban ngày.
Suốt thời gian từ 2012 tới 2013. sông băng Langhovde đã mất đi 36% thể tích cho những hồ băng mới và bề mặt thay đổi chưa từng thấy.
Tháng 7 năm 2016 này chính là thời gian được xác nhận là tháng nóng kỷ lục nhất, nhiệt độ tăng cao đang kéo theo nhiều hệ lụy trong tương lai mà những hố băng xuất hiện ở Nam Cực chính là điềm báo cho chúng ta về một sự biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu được công bố trên Geophysical Research Letters.