Các nhà khoa học định... rắc muối lên bầu trời để chống biến đổi khí hậu!

Hoa Hướng Dương |

Một ý tưởng điên rồ và táo bạo được xem là "kế hoạch B" sẽ được thực hiện nếu như nỗ lực làm giảm nhiệt độ do sự ấm lên toàn cầu thất bại.

Biến đổi khí hậu luôn là vấn đề nhức nhối đối với các nhà khoa học nói riêng và cả nhân loại nói chung, tuy nhiên việc tìm kiếm giải pháp hiệu quả để hạn chế nó là điều không hề đơn giản và dễ dàng.

Ấy vậy mà một ý tưởng vô cùng táo bạo đã được các nhà khoa học đưa ra như một giải pháp mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Rắc muối lên... bầu trời!

Tại sao các nhà khoa học muốn rắc muối lên bầu khí quyển?

Các nhà khoa học định... rắc muối lên bầu trời để chống biến đổi khí hậu! - Ảnh 1.

Tinh thể muối sẽ phản xạ ánh sáng Mặt Trời. Ảnh: Dailymail

Ý tưởng này được xây dựng hoàn toàn dựa trên hiệu ứng tương tự khi các núi lửa phun trào và tạo ra các phân tử bụi dày đặc bao phủ bầu khí quyển khiến nhiệt độ Trái Đất có thể giảm xuống (nếu đó là một siêu núi lửa).

Do vậy, các nhà khoa học muốn rải các phân tử muối lên độ cao khoảng 17,7 km nhằm làm giảm sự ấm lên toàn cầu do các tinh thể muối sẽ phản xạ lại ánh sáng Mặt Trời vào không gian, làm giảm đáng kể năng lượng Mặt Trời hâm nóng Trái Đất.

Đây là giải pháp cuối cùng trong kế hoạch "Geo-engineering" nhằm hạn chế tác động của sự biến đổi khí hậu, được xem như là "kế hoạch B" trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nếu như những nỗ lực giảm hiệu ứng nhà kính thất bại.

Vậy giải pháp này sẽ được thực hiện như thế nào?

Để thực hiện kế hoạch này, các nhà khoa học sẽ dùng một quả khinh khí cầu helium khổng lồ có kích thước bằng sân vận động Wembley có thể phun các phân tử sunfat và sol khí vào bầu khí quyển.

Nhà nghiên cứu, tiến sĩ Robert Nelson tại Học viện Khoa học Hành tinh (Planetary Science Institute của Mỹ) cho biết đây là giải pháp cuối cùng tại hội nghị diễn ra tại Texas, Mỹ. Ông cho biết, hành tinh lùn Ceres với vành đai tiểu hành tinh cũng có lớp muối này.

Các nhà khoa học định... rắc muối lên bầu trời để chống biến đổi khí hậu! - Ảnh 2.

Một lớp muối sẽ được phun vào khí quển ở độ cao trên 17 km. Ảnh: Wikipedia

Nelson tin rằng chúng ta có thể tạo ra điều tương tự với Trái Đất nếu sử dụng Sodium chloride hay muối Natri clorua thông thường, chúng sẽ đóng vai trò như chiếc gương khổng lồ giúp phản xạ ánh sáng Mặt Trời trở lại không gian, làm giảm sự ấm lên toàn cầu.

Xem video:

Chúng ta cần làm gì để giảm tác động của sự biến đổi khí hậu. Nguồn: SkyNews

Quan trọng hơn là giải pháp này không gây hệ quả phụ cho sự biến đổi khí hậu mà lại rất sẵn có, an toàn và hiệu quả cao. Ngoài ra ông còn cân nhắc tới việc sử dụng nhôm oxit hay lưu huỳnh đioxit nhưng chúng lại mang nhiều rủi ro hơn như mưa axit hay bệnh về phổi.

Trước đó, ông cho rằng cần phải thử nghiệm trên một khu vực để đánh giá được tác động và hiệu quả của nó:

"Trong khi kết quả nghiên cứu của chúng tôi rất hứa hẹn, chúng tôi vẫn đang ở bước đầu quá trình và cần thêm thời gian để hiểu được phạm vi ảnh hưởng trên bầu khí quyển". Tiến sĩ Nelson nói.

"Thậm chí nếu điều này thành công, đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời chứ không phải giải pháp cuối cùng".

Phương pháp này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia kỹ thuật geo-engineering như Matthew Watson tại Đại học Bristol, Anh cảnh báo rằng clo có thể phá hủy tầng ozone như khí CFC đã làm cũng như ảnh hưởng đến hình dạng của mây.

Do đó, phương pháp này vẫn đứng trước nhiều dấu hỏi lớn nếu muốn đưa vào thực tiễn!

Bài viết được dịch từ các nguồn: Dailymail, Uk.news

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại