Trong Thế chiến II, Đức Quốc xã đã gây ra những tội ác vô cùng khủng khiếp và đáng sợ. Trong đó, kẻ cầm đầu - Adolf Hitler chính là người chỉ đạo những chiến dịch tàn sát đẫm máu này.
Không chỉ người Do Thái, những nạn nhân của chiến dịch Holocaust (Chiến dịch diệt chủng lớn của phát xít Đức) còn thuộc cả những dân tộc có vùng lãnh thổ mà Đức chiếm đóng, đưa số nạn nhân lên tới 11 triệu người.
Adolf hitler (1889 - 1945) - Kẻ cầm đầu tội ác ghê rợn.
Nhưng trong đó, hơn một nửa là người Do Thái - dân tộc mà Hitler căm ghét và tìm cách tận diệt. Không phải chiến dịch giết người bừa bãi, Holocaust thực sự có hệ thống và tổ chức chặt chẽ, điều này đã biến Đế chế Thứ ba thành "một nhà nước diệt chủng".
Sự khủng bố và diệt chủng được tiến hành theo từng giai đoạn, mà đỉnh cao là cái được gọi là "Giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái", một kế hoạch tận diệt người Do Thái ở châu Âu.
Kể từ năm 1933, một mạng lưới các trại tập trung, và tiếp theo sau sự bùng nổ của Thế chiến II vào năm 1939 là các khu Do Thái, được thiết lập.
Những trại hủy diệt trở thành địa ngục trần gian thật sự, và những điều mà các nhà khảo cổ khai quật được là một phần của sự thật khủng khiếp từng xảy ra lúc đó:
Phần Lan - đất nước bị Đức tuyên chiến và xâm lược đầu tiên trở thành "ngôi nhà" của những trại tập trung lớn như Auschwitz và Treblinka.
Sobibor là trại tập trung khác, nơi mà người Do Thái bị cách ly và xử tử.
Các trại tập trung là một phần của chiến dịch Reinhard khiến 2 triệu người vô tội bị giết một cách có hệ thống.
Nạn nhân được chuyển tới trên các tuyến đường sắt có hệ thống.
Khi Thế chiến sắp kết thúc, nhận thấy nguy cơ thua trận, Đức Quốc xã đã tìm cách che giấu những tội ác này.
Ngày nay, một nhóm các nhà khảo cổ Ba Lan và Israel đã tới Sobibor với nhiệm vụ bóc trần tội ác này.
Họ hy vọng phát hiện ra điều gì đã xảy ra ở đây, mang lại chút yên bình cho những nạn nhân xấu số.
Một trong số những nhà khảo cổ Israel, Yoram Haimi có 2 chú của mình cũng là nạn nhân.
Những vật dụng được tìm thấy, như ổ khóa và chìa giữ nạn nhân trong các trại giam đã được tìm thấy.
Những dấu vết không thể che đậy của tội ác khủng khiếp.
Một chiếc nhẫn của nạn nhân.
Nhiều nạn nhân được khai quật.
Có ít hơn 60 người có thể sống sót sau Thế chiến II, số còn lại bị chôn sống.
Các nạn nhân đều có dấu đạn bắn từ phía sau trên hộp sọ.
Dù các trại tập trung đã bị Đức Quốc xã phá hủy nhằm che đậy tội ác, những dấu vết còn sót lại như bức tường khí gas này.
Hàng triệu người đã từng bị giết chết nơi đây.
Những dấu vết khủng khiếp còn sót lại của tội ác diệt chủng.
Chiến tranh đã qua đi, nhưng những tổn thương mà nó để lại vẫn còn, những dấu vết mà khi nhìn lại cũng đủ khiến chúng ta rùng mình về những điều đã từng xảy ra lúc đó.
Nguồn: Disclose.tv