Đoàn thể thao Việt Nam đã ấn định số lượng VĐV được dự Olympic Paris 2024 là 16. Các VĐV đoạt vé gồm Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Nguyễn Huy Hoàng và Võ Thị Mỹ Tiên (bơi lội), Trịnh Thu Vinh và Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing) Nguyễn Thùy Linh và Lê Đức Phát (cầu lông), Võ Thị Kim Ánh và Hà Thị Linh (boxing), Lê Quốc Phong và Đỗ Thị Ánh Nguyệt (bắn cung), Hoàng Thị Tình (judo) và Võ Thị Kim Ánh (boxing).
Theo thứ tự xếp hạng về số lượng VĐV, Việt Nam chỉ đứng thứ 6 tại Đông Nam Á sau Philippines, Singapore, Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Năm nay, Thái Lan chứng kiến hành trình vòng loại bội thu. Họ giành đến 56 vé tham gia Olympic Paris 2024, chủ yếu là môn cầu lông khi quốc gia này giành tới 9 suất vượt qua vòng loại.
Đây cũng là sự phản ánh chính xác nhất sự phát triển của cầu lông Thái Lan khi họ có nhiều VĐV trong tốp 10 thế giới. Sau cầu lông, quyền Anh (8), xe đạp, golf, đua thuyền, cử tạ (cùng 4 người)... là những môn thể thao đóng góp nhiều cho Thái Lan.
Đứng thứ 2 trong khu vực về số VĐV dự Olympic Paris 2024 là Indonesia. Với 29 VĐV, Indonesia giữ vững phong độ so với kỳ Thế vận hội 3 năm trước tại Nhật Bản (hơn 1 người). Đấy là kỳ Thế vận hội đại thành công của quốc gia này khi họ giành 5 huy chương, gồm 1 vàng. Trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia sở hữu nhiều huy chương nhất.
Philippines cũng chứng kiến đà thăng tiến so với Olympic cách đây 3 năm khi họ mang theo 22 VĐV, nhiều hơn kỳ đại hội trước 3 gương mặt.
Trong nhóm trên, chỉ Singapore giữ nguyên số VĐV đến Thế vận hội trong 2 kỳ gần đây (23) còn Việt Nam giảm 2 cái tên so với giải đấu tại Tokyo. Năm 2021, có 18 VĐV tranh tài ở Thế vận hội còn năm nay là 16.
Nhưng dù vậy, với nhiều nội dung thế mạnh bị gạch tên thì 16 cũng đã là vượt chỉ tiêu mà thể thao Việt Nam đề ra (cố gắng giành từ 13-15 suất).