img
Các di tích cổ - Một nhịp chậm để khám phá hồn cốt Đà Nẵng - Hội An - Ảnh 1.

Một người bạn lớn biết tôi thích đi đó đây từng bảo rằng, muốn tìm hiểu trọn vẹn một vùng đất nào đó, thì dù muốn đi Đông, đi Tây thế nào không biết, nhưng nhất định nên dành thời gian để đến các di tích cổ. Bởi có xưa mới có nay, đến di tích cổ là cách không chỉ để ngắm cảnh mà còn để ngấm những cái tinh tuý mà người xưa để lại, nhất định sẽ có nhiều bất ngờ.

Phải chăng cũng vì lẽ ấy, mà trong chuyến thăm đến Việt Nam hồi năm trước, dù vô cùng bận rộn, nhưng Tổng thống Obama vẫn dành thời gian ghé thăm chùa Ngọc Hoàng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Và còn biết bao di tích khác như đền Ngọc Sơn, chùa Một Cột, Văn Miếu, Hoàng thành… đã in dấu chân của các nguyên thủ, lãnh đạo quốc tế trong các chuyến công du Việt Nam.

Với Đà Nẵng - Hội An, nơi có vô số các di tích và dấu ấn của nhiều nền văn hóa, thì cơ hội tỏa sáng trước quan khách quốc tế lại càng lớn. Thế nên trong chuyến du hành đến Đà Nẵng trước thềm APEC, tôi không thể không ghé thăm một số di tích nổi bật của vùng đất này.

Các di tích cổ - Một nhịp chậm để khám phá hồn cốt Đà Nẵng - Hội An - Ảnh 3.

"Chùa Linh Ứng ở bán đảo Sơn Trà, làm gì có ai đến Đà Nẵng mà chưa từng nghe danh ngôi chùa này cơ chứ". Tôi đã nghĩ như thế đấy khi được chỉ rằng, một trong những di tích nhất định nên đến ở Đà Nẵng chính là chùa Linh Ứng. Khi đó tôi không biết rằng, Đà Nẵng có đến 3 ngôi chùa Linh Ứng.

Các di tích cổ - Một nhịp chậm để khám phá hồn cốt Đà Nẵng - Hội An - Ảnh 4.

Và ngôi chùa được gọi là di tích ấy là chùa Linh Ứng Non Nước hày còn có tên gọi khác là chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn hoặc chùa Ngoài, tọa lạc ở xã Hoà Hải, huyện Hòa Vang, trong khu vực Ngũ Hành Sơn (Quảng Nam - Đà Nẵng), cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 13km.

Như nhiều ngôi chùa cổ, vốn đều xây dựng ở vị trí yên tĩnh, núi non, Linh Ứng Non Nước xây dựng tại lưng chừng ngọn Thuỷ Sơn - ngọn núi đẹp nhất danh thắng Ngũ Hành Sơn,  khiến kẻ lười vận động như tôi cũng toát mồ hôi mới lên đến nơi. Hơi mệt nhưng đáng, tôi đã âm thầm thừa nhận với mình như thế. Bởi khi đến nơi, đứng từ trên chùa, có thể nhìn thấy quang cảnh của gần như toàn bộ thành phố Đà Nẵng.

Theo nhiều tài liệu lịch sử, chùa Linh Ứng Non Nước Đà Nẵng được hình thành vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVII. Sau hơn 3 thế kỷ tồn tại, trải qua nhiều lần tu sửa, đổi tên, vào năm 1903, khi ngự giá đến Ngũ Hành Sơn viếng chùa và tổ chức trai đàn cầu Quốc thái dân an, vua Thành Thái sợ chữ "Chơn" phạm húy đến một vị vua triều Nguyễn nên đã đổi tên chùa thành Linh Ứng Tự và tên này được giữ cho đến ngày nay.

Không chỉ được ngắm nhìn Đà Nẵng, ở Linh Ứng Non Nước, tôi còn được chiêm bái những pho tượng cổ, ngắm nhìn toà bảo tháp hay ngắm những bức hoành phi gỗ được trạm khắc tinh xảo, dù đã phủ lớp bụi thời gian. Không gian tĩnh mịch nơi cửa thiền thực sự khiến lòng người dịu lại, tâm hồn thư thái hơn.

Các di tích cổ - Một nhịp chậm để khám phá hồn cốt Đà Nẵng - Hội An - Ảnh 6.

Trong ba ngôi Linh Ứng Tự ở Đà Nẵng thì chùa Linh Ứng - Bãi Bụt ở bán đảo Sơn Trà là ngôi chùa trẻ nhất khi mới khởi công xây dựng vào năm 2004. Tuy vậy giá trị và vị trí của ngôi chủa này là không thể phủ nhận khi vừa tôn nghiêm về tâm linh, vừa là nơi ngắm cảnh tuyệt đẹp khi có thể nhìn xuống toàn thành phố Đà Nẵng rộng lớn.

Các di tích cổ - Một nhịp chậm để khám phá hồn cốt Đà Nẵng - Hội An - Ảnh 7.

Chùa Linh Ứng - Bãi Bụt còn nổi tiếng với tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam. Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát với chiều cao 67m, đường kính tòa sen 35m, tương đương tòa nhà 30 tầng. Bên trong bức tượng Phật Bà Quan Thế Âm có 17 tầng tại mỗi tầng đều đặt tượng Phật. Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa...

Có một người bạn, vốn là người Đà Nẵng bảo tôi rằng, kể từ ngày chùa Linh Ứng và bức tượng Quán Thế Âm được xây dựng, Đà Nẵng Đà Nẵng ít phải hứng chịu những trận bão lớn hơn những năm trước đây. Thế nên dù nghe hơi duy tâm, nhưng với anh và nhiều người Đà Nẵng, chùa Linh Ứng - Bãi Bụt chính là một linh thiêng và có vị trí quan trọng.

Còn tôi, một du khách từ nơi xa đến, chỉ nghe chuyện kể qua lời người bản địa, nhưng sự oai nghiêm, trang trọng của nơi này là điều tôi có thể cảm nhận được. Chẳng như thế, từ ngôi chùa, dù là sáng hay đêm đều có thể nhìn ngắm những khung cảnh vô cùng ngoạn mục. Nếu tới đây vào buổi sáng, bạn sẽ được ngắm nhìn màu biển xanh như ngọc và một thành phố Đà Nẵng đang phát triển thật năng động thì vào buối tối, từ Linh Ứng bạn sẽđược ngắm nhìn một Đà Nẵng khi lên đèn lung linh như một vệt sao băng trên bầu trời huyền ảo.

Các di tích cổ - Một nhịp chậm để khám phá hồn cốt Đà Nẵng - Hội An - Ảnh 9.

Dù chỉ là chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ, nhưng chùa Cầu lại là một trong những điểm đến mang tính chất nổi bật của đô thị cổ Hội An. Thật hiếm ai đến Hội An mà không tới chùa Cầu, người ta đến nơi này để check in, chụp ảnh cưới hoặc bình dị hơn là tìm hiểu về cây cầu độc đáo này.

Tôi dĩ nhiên không ngoại lệ, lần nào đến Hội An, tôi cũng ghé chùa Cầu như một thủ tục nhất định phải có... bởi chất Hội An ở cây cầu này thật đậm đặc: Từ mái ngói đến chân cầu đều đã bạc màu thời gian nhưng vẫn sự tinh xảo vẫn toát ra từ chi tiết chạm trổ, những mảng ghép gốm sứ trải qua hàng trăm năm. Nếu là người thích kiến trúc hay thích cái đẹp, chắc chắn cây cầu này sẽ thu hút bạn

Chùa do các thương nhân người Nhật xây dựng vào đầu thế kỷ 17 nên người dân nơi đây vẫn thường gọi là cầu Nhật Bản. Nằm ở đoạn tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, chùa Cầu dài khoảng 18m, được làm bằng gỗ  sơn son và chạm trổ nhiều họa tiết rất công phu, hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật.

Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người. Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Chùa Cầu đã trải qua ít nhất sáu lần trùng tu song vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy của nó. Hình ảnh chùa Cầu có trên tờ tiền 20.000 đồng bằng polymer của Việt Nam.

artboard 1 copy 3

Khi còn là thương cảng lớn, Hội An còn là nơi sinh sống và làm ăn của nhiều Hoa Kiều, trong đó có 5 bộ phân dân cư lớn của người Hoa đó là: Phúc Kiến, Trung Hoa, Triều Châu, Quỳnh Phủ và Quảng Đông. Họ đã xây dựng nên 5 hội quán ở Hội An với quy mô khá lớn để làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Trải qua nhiều biến cố, những hội quán này vẫn còn nguyên và trở thành một phần kiến trúc và di tích không thể tách rời của Hội An.

Các di tích cổ - Một nhịp chậm để khám phá hồn cốt Đà Nẵng - Hội An - Ảnh 13.

Tôi đã khá bất ngờ khi biết rằng tất Hội quán ở đô thị cổ này đều nằm khác gần nhau và đều nằm trên đường Nguyễn Duy Hiệu đến hết con đường Trần Phú - trục đường trung tâm nhất Hội An. Vì gần nhau và tiện đường nhưu thế nếu muốn đi thăm thú, bạn chỉ cần 1 giờ đồng hồ là đã có thể đi cả 5 hội quán, nhưng đó là kiểu cưỡi ngựa xem hoa, còn xem kĩ hơn, mỗi hội quán có thể lấy của bạn đã cả giờ đồng hồ bởi những kiến trúc hoành tráng và tinh xảo, trải qua hàng trăm năm vẫn tương đối nguyên vẹn.

5 hội quán ở Hội An này đều được trang trí cầu kỳ với bộ khung gỗ được chạm trổ, sơn son thếp vàng, phần mái tô điểm các con thú bằng sành tráng men nhiều màu. Sự tỉ mỉ, điêu luyện trong các hoa văn, hoạ tiết và sự hoành tráng về quy mô của những hội quán này lý giải lý do vì sao các Hội quán luôn nhận được sự quan tâm của nhiều du khách khi đến Hội an

Trong 5 công trình kiến trúc trên, có 2 hội quán mà du khách được tham quan tự do là hội quán Dương Thương và hội quán Hải Nam. Các công trình còn lại thu phí với giá vé 80.000 đồng/ 3 địa điểm. Tuy vậy ở các Hội quán này không có hướng dẫn viên nên thường bạn sẽ phải tìm hiểu. Nhưng nói thì nói, việc dành một buổi thăm quan Hội quán - vốn dĩ là cái cũ chắc chắn sẽ là làn gió mới trong chuyến du lịch Hội An của bạn, khi chúng sẽ giúp bạn hiểu hơn nhiều về đô thị này.

Hội quán Quảng Đông (hay còn gọi là Hội quán Quảng Triệu) - 176 Trần Phú: Được xây dựng vào năm 1885. Thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. Hội quán có kiến trúc khá đẹp bởi sự kết hợp hài hòa giữa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực cùng họa tiết trang trí công phu.

Hội quán Dương Thương (hay còn gọi là hội quán Ngũ Bang, hội quán Trung Hoa) - 64 Trần Phú: Được xây dựng từ năm 1741 với sự đóng góp của các thương nhân 5 bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng. Đây là nơi thờ Thiên Hậu Ngũ Bang và sinh hoạt đồng hương của người Hoa ở Việt Nam. Hội quán Dương Thương được người Hoa xây dựng sớm nhất tại Hội An.

Hội quán Phước Kiến - số 46 Trần Phú, được xây dựng từ năm 1690, do nhóm người Phúc Kiến (Trung Quốc) đến Hội An sinh sống và tạo dựng. Trong 5 hội quán cổ thì Phước Kiến là hội quán lớn và được nhiều du khách biết đến nhất.

Hội quán Hải Nam - số 10 Trần Phú) được Hoa kiều bang Hải Nam - xây dựng vào năm 1875. Chính điện được tạo dựng khá quy mô với các hàng cột lớn đứng trên những chân tảng bằng đá cẩm thạch. Các khám thờ trong chánh điện được điêu khắc tinh vi thể hiện sự tài tình giàu nghệ thuật trong kỹ thuật điêu khắc truyền thống.

Hội quán Triều Châu - 157 Nguyễn Duy Hiệu, được cộng đồng người Hoa gốc Triều Châu xây dựng vào năm 1845. Đây là một trong những công trình có giá trị đặc biệt trong quần thể kiến trúc tại đô thị cổ. Những bộ khung gỗ, các khám thờ, hệ cửa được trạm gỗ chạm trổ sắc sảo; những họa tiết trang trí theo các điển tích, truyền thuyết dân gian và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ công phu và tuyệt đẹp.

Các di tích cổ - Một nhịp chậm để khám phá hồn cốt Đà Nẵng - Hội An - Ảnh 16.

 Nhắc đến Hội An mà bỏ qua nhà cổ thì tất là thiếu sót lớn vô cùng. Bởi cho đến hiện tại, những mái nhà cổ, rêu phong của phố Hội là thứ đặc sản vô cùng thu hút, khiến nhiều người phải tương tư mà quay lại. Về phong cách kiến trúc thì những ngôi nhà cổ Hội An thường rất dài. Một ngôi nhà nhiều khi thông ra hai mặt phố, mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hoá.

Hiện tại ở Hội An có 3 ngôi nhà cổ nổi tiếng nhất là nhà cổ Tân Ký, nhà cổ Quân Thắng, hà cổ Phùng Hưng. 3 ngôi nhà cổ này đều làm có nội thất làm bằng gỗ quý, được trạm trỗ, điêu khắc rất tinh xảo các hình về giao long, hoa quả, bát bửu, dải lụa… thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân. Bước chân vào trong nhà, dù ngoài trời có nóng đến đâu, vẫn cảm nhận được sự mát mẻ và dòng chảy truyền thống của Hội An.

Cá nhân tôi khi đến thăm những ngôi nhà cổ, không khỏi kinh ngạc trước cơ đồ hoành tráng mà những người dân phố Hội đã gây dựng. Chỉ nhìn những giường, cột, những chạm khắc tinh xảo, trải qua hàng trăm năm dãi dầu mưa, nắng, vẫn được bảo quản tốt, tự nhiên như thấy cả một quá khứ hào hùng, cảnh buôn bán trên bến dưới thuyền của một đô thị cổ một thời oanh liệt xưa.

Các di tích cổ - Một nhịp chậm để khám phá hồn cốt Đà Nẵng - Hội An - Ảnh 18.

Hà Trần
Team Photo, Sưu tầm
Team Video
Mine Linh
Theo Trí Thức Trẻ4/11/2017