Cả thế giới từng tranh cãi về chiếc váy "vàng trắng-xanh đen", giờ đến lượt đĩa dâu tây

Nguyễn Hằng |

Thế giới từng “điên đảo” tranh cãi về màu sắc thực sự của một chiếc váy thì nay lại cố gắng giải mã màu sắc thực sự của một đĩa dâu tây không màu.

Trên thực tế, có không ít lần não bộ của con người bị hình ảnh ảo giác đánh lừa. Điều này khiến con người nhầm lẫn và tranh cãi rất nhiều.

Cả thế giới từng tranh cãi về chiếc váy vàng trắng-xanh đen, giờ đến lượt đĩa dâu tây - Ảnh 1.

Chiếc váy "xanh đen - trắng vàng" gây tranh cãi về màu sắc năm 2015. . Ảnh: Swiked

Nhằm mục đích nghiên cứu về hiện tượng ảo giác thị giác, Giáo sư Akiyoki Kitaoka, chuyên gia nghiên cứu tại trường Đại học Ritsumeikan, Nhật Bản mới đây đã sáng tạo nên bức ảnh những quả dâu tây gây ảo giác.

Nhiều người cho rằng những quả dâu tây trong ảnh là màu ghi trong khi không ít nhận xét lại nói nó có màu đỏ. Chính những ý kiến trái chiều này đang khiến cho cộng đồng mạng "dậy sóng" tranh luận.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về thị lực của con người, ánh sáng được tạo thành từ các bước sóng khác nhau, đi vào võng mạc và não bộ sẽ nhận thức chúng dưới dạng màu sắc.

Cả thế giới từng tranh cãi về chiếc váy vàng trắng-xanh đen, giờ đến lượt đĩa dâu tây - Ảnh 2.

Hiện nay, màu sắc thực sự của những quả dâu tây trong bức ảnh này cũng đang trở thành chủ đề gây tranh cãi lớn đối với rất nhiều người trên thế giới. Ảnh: AkiyoshiKitaoka

Tuy nhiên, bước sóng mà mắt bạn phát hiện có thể không phải là bước sóng của đối tượng mà bạn đang nhìn. Hiện tượng ảo giác này được gọi là hội tụ màu sắc.

Giáo sư Kitaoka đã viết trên Twitter rằng: "Đĩa dâu tây ảo giác được chụp bằng hiệu ứng hai màu. Dù những điểm ảnh tạo nên hình ảnh những quả dâu tây đều có màu xanh lam nhưng chúng lại như có màu đỏ".

Theo Bevil Conway, chuyên gia nhận thức thị giác từ Viện mắt Quốc gia Mỹ đưa ra ví dụ để giải thích như sau:

"Giả sử nếu bạn cầm một quả táo màu đỏ ra ngoài trời và đặt nó lên nền trời trong xanh, lúc đó quả táo sẽ có thêm màu xanh. Nếu bạn cầm quả táo đó vào đặt dưới bóng đèn sợi đốt hay đèn huỳnh quang, màu sắc của quả táo sẽ lại thay đổi.

Dù màu sắc của quả táo không thay đổi nhưng vì luồng ánh sáng thay đổi nên màu sắc truyền đến mắt người cũng bị thay đổi".

Ví dụ trên cho thấy rằng, não bộ tự điều chỉnh màu sắc khi nó ở trong những nguồn ánh sáng khác nhau.

Một người dùng Twitter cho rằng, để chứng minh đĩa dâu tây trong ảnh không phải màu đỏ, chúng ta nên cô lập màu đỏ trên quả dâu tây và đặt chúng trên nền trắng. Khi đó, kết quả chỉ có màu xám chủ đạo xen kẽ với màu xanh nhạt.

Nguồn: Dailymail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại