Ảnh minh họa (Nguồn: Sohu)
Vào tháng 3 năm 1991, tại làng Dugou ở Hà Nam, Trung Quốc, có một người dân họ Vương đào một hầm để tích trữ lương thực tại bãi đất trống gần nhà. Đào xuống độ sâu khoảng 70cm, người này phát hiện ra điều bất thường, càng đào sâu xuống màu đất bên dưới chuyển sang màu trắng đục.
Mặc dù hơi lo lắng nhưng ông Vương vẫn tiếp tục đào sâu hơn. Ngay sau đó, cuốc của ông chạm phải một vật cứng đào sâu xuống và lấy ra thì phát hiện đó là một cái bát bằng vàng.
Chiếc bát mà ông Vương khai quật được (Nguồn: Sohu)
Sự xuất hiện của chiếc bát vàng đã thu hút sự chú ý của những dân làng có mặt ngay lúc đó. Đề phòng có người lấy cắp, ông đã về nhà cất chiếc bát vàng rồi tiếp tục công việc. Sau khi cuốc vài cuốc xuống, ông lại đào được một vật khác, khi kiểm tra kỹ hơn, món đồ này không chỉ là vàng mà còn được khảm đá quý vô cùng tinh xảo.
Món đồ mà ông Vương tiếp tục tìm thấy (Nguồn: Sohu)
Sự xuất hiện liên tiếp của hai món vàng khiến dân làng xung quanh đổ xô đến đây. Tuy rằng ông Vương cố ý giấu diếm, nhưng có rất nhiều người đã chứng kiến được, đồng thời đây cũng không phải đất của nhà ông nên cũng chỉ có thể cho họ cùng đào, không bao lâu, dân làng đã đào được rất nhiều báu vật từ hầm này.
Tin tức lan truyền chóng mặt, ngày càng có nhiều dân làng đến đây để đào kho báu, số lượng của cải đào được nhiều vô kể nhưng cũng có lúc đã xảy ra mâu thuẫn, thậm chí là cuộc ẩu đả, cướp bóc vì mâu thuẫn trong quá trình đào xới.
Số lượng cổ vật lớn được phát hiện (Nguồn: Kknews)
Dân làng cố tình che giấu việc đào kho báu nhưng "giấy không bọc được lửa", Ban di tích văn hóa địa phương đã nhanh chóng biết tin và cử ngay một đội khảo cổ đến làng Dugou để điều tra và phục hồi các di vật văn hóa.
Kho báu thuộc về ai?
Khi đoàn khảo cổ đến làng Dugou, dân làng đã chống lại những người này, họ tin rằng họ đến đây để lấy đi những kho báu mà họ đã đào lên. Trong tâm thức của dân làng, những kho báu này do họ đào lên nên chúng là tài sản riêng của họ.
Cổ vật được người dân giao nộp cho Cục Di tích văn hóa. Ảnh: Sohu
Trong hoàn cảnh đó, công việc của đoàn khảo cổ vô cùng khó khăn, rất ít người dân trong làng sẵn sàng tự nguyện giao nộp các di vật văn hóa.
Song, sau quãng thời gian dài kiên nhẫn thuyết phục, các cán bộ tại địa phương đã khiến dân làng nhận ra hành động của mình là vi phạm pháp luật.
Họ bắt đầu giao cho đoàn khảo cổ di tích văn hóa, thậm chí chính người dân còn đi vận động những người khác giao nộp di tích văn hóa cho đội khảo cổ.
Số cổ vật được người dân giao nộp lên đến con số 1.600 di vật văn hóa, trong đó có nhiều đồ trang sức bằng ngọc bích, đá quý và đồ tạo tác bằng kim loại. Qua quá trình điều tra, nghiên cứu, đoàn khảo cổ xác định đây là một ngôi mộ cổ. Trong quá trình khai quật tiếp theo, cán bộ khảo cổ đã phát hiện được hai tấm bia đá tương đối hoàn chỉnh.
Văn bia được tìm thấy (Nguồn: Sohu)
Các nhà khảo cổ học xác định được danh tính của chủ nhân ngôi mộ, bà là mẹ của Vương Thừa Tông, là Tiết độ sứ Thành Đức dưới thời nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.
Cuối đời nhà Đường, nhà họ Vương rất có vị thế trong xã hội, con trai và chồng bà đều nắm giữ binh quyền. Vì vậy số lượng đồ tùy táng trong lăng mộ của bà mới nhiều như vậy.
Do số lượng người tham gia đào cổ vật quá lớn nên các chuyên gia suy luận rằng những di vật văn hóa khai quật được chỉ bằng một phần ba số đồ tùy táng thực sự của lăng mộ.
Tuy vậy, trong số chưa đến 1/3 số di tích văn hóa được khai quật hầu hết đều là những đồ vàng bạc tinh xảo, mỗi thứ đều có giá trị cao và đang thể hiện về lịch sử phồn vinh của dòng họ Vương một thời.