Theo một công bố mới trên tạp chí Journal Current Biology, các nhà khoa học đã mô tả một loài mới sống cách đây 99 triệu năm được tìm thấy trong hổ phách Burmese.
Burmese là hổ phách lưu giữ một loại kiến cổ xưa vô cùng đặc biệt vì chiếc miệng quá khổ và đặc biệt hơn là chiếc sừng dài phía trước.
Mẫu vật được lưu giữ hoàn hảo trong hổ phách. Ảnh Internet.
Loài kiến 1 sừng mới này có tên khoa học là Ceratomyrmex ellenbergeri thuộc phân họ Haidomyrmecini, sống trong thời kỳ kỷ Creata (Kỷ Phấn Trắng) muộn tại châu Á, cách đây 99 triệu năm.
Mẫu vật của chúng được phát hiện và đưa tới viện nghiên cứu với số hiệu "NIGP164022". Tên gọi của chúng bắt nguồn từ nguồn gốc Hy Lạp. Trong đó Cerato bắt nguồn từ từ Hy Lạp "keratos" nghĩa là sừng, còn hậu tố "myrmex" nghĩa là kiến.
Kiến Ceratomyrmex có kích thước khoảng 4.5–5.9 mm chiều dài, nhưng chúng có thể săn những con mồi to lớn hơn nhờ kích cỡ chiếc hàm quá khổ của mình.
Hình dáng loài kiến 1 sừng. Ảnh Internet.
Theo đồng tác giả đứng đầu nghiên cứu, giáo sư Bo Wang của viện nghiên cứu địa chất và cổ sinh vật học Nanjing (Trung Quốc) (Nanjing Institute of Geology and Paleontology), loài kiến cổ xưa này có chiếc hàm dưới quá khổ và một cái sừng dài to lớn không kém.
Ông cho biết loài kiến này rất khác biệt với các loại kiến đã biết cũng như đang sống hiện này, chiếc sừng dài tới nỗi nó bị uốn cong, hàm dưới phát triển dài ra như một cái liềm vậy!
Ông và nhóm nghiên cứu còn đưa ra giả thuyết rằng sở dĩ chúng có hình dáng kỳ lạ như vậy vì nó giống như một cái bẫy để săn nhưng con mồi lớn.
Họ cho biết:
"Kiến Haidomyrmecine có lẽ là một chiến binh săn mồi cô độc". Chúng kiếm ăn riêng lẻ chứ không sống thành tập thể xã hội như loài kiến ngày nay.
Những mẫu vật lưu giữ hoàn hảo cơ thể chúng còn được tìm thấy ở thung lũng Hukawng phía bắc Myanmar.
Nguồn: Sci-news.com