Mì Bương Bương
Phóng sự về gia đình 3 người với quan mì Bương Bương gia truyền.
Nổi lên trong vô vàn món ngon của quốc gia tỷ dân, mì Bương Bương được biết đến như đặc sản của vùng Quan Trung, Thiểm Tây (Trung Quốc).
Chưa bàn tới gia vị, nguyên liệu chính làm nên mì Bương Bương đơn giản là bột mì, trộn thêm nước và muối ăn.
Hỗn hợp này sẽ được nhào kỹ, trước khi luộc đầu bếp sẽ kéo dài cục bột mì thành sợi dài, bản rộng từ 2 - 3cm.
Ít ai biết rằng, mì Bương Bương xếp thứ nhất trong Thiểm Tây Thập Đại Quái (10 điều kỳ lạ nhất ở Thiểm Tây được lưu truyền trong dân gian). Trong đó, sợi mì Bương Bương được ví với "dây buộc quần".
Tên món mì đặc sản vùng Thiểm Tây cũng là chữ tiếng Trung... lắm nét và khó viết nhất
Bương Bương là phiên âm thôi, cách gọi chuẩn của nó là biáng biáng.
Chữ Bương trong mì Bương Bương, thật dã man đúng không?
Theo SCMP, Bương là chữ tiếng Trung Quốc phức tạp nhất, để viết được cần tới:
- 58 nét (tiếng Trung phồn thể).
- 43 nét (tiếng Trung giản thể).
Trong khi đó, để viết 1 chữ tiếng Trung thông thường chỉ cần trung bình 9 nét. Thú vị đúng không?
Cái tên Bương Bương hay biáng biáng thực chất để mô phỏng âm thanh "bem bép" khi đầu bếp kéo mì rồi đập xuống bàn.
Trong quan niệm của người Trung Quốc, mì dài là biểu tượng của sự trường thọ. Không hiểu sao kiểu mì bản to, ngắn ngủn như Bương Bương lại được ưa chuộng đến vậy.
Thêm một sự thật thú vị về mì Bương Bương: Chữ biáng vì quá phức tạp nên không thể hiển thị trên máy tính, thậm chí khó lòng tìm thấy trong từ điển tiếng Trung.
Về cơ bản, chữ này được ghép lại từ rất nhiều bộ thủ: Miên (mái nhà), Nguyệt (mặt trăng), Tâm (trái tim), Mịch (lụa, tơ tằm), Mã (con ngựa)...
Trên thực tế, Bương được coi là từ ngữ địa phương và gần như không thể chiết tự chuẩn xác 100%.
Cũng theo SCMP, giáo viên Trung Quốc còn sử dụng chữ Bương như hình phạt đối với các em nhỏ lười tập viết chữ. Như thế nào? Viết đi viết lại sao cho đủ... 1000 chữ Bương!