Buổi sáng có 1 khung giờ vàng, ăn đúng thời điểm này sẽ giúp giảm 59% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Tuấn Minh |

Ăn sáng đúng thời điểm đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có phòng tránh bệnh tiểu đường. Ngược lại, việc bỏ bữa sáng hay ăn quá muộn đều rất hại cơ thể.

Ăn sáng rất quan trọng! Đáng tiếc, nhiều người vẫn không tin đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Họ vẫn thường xuyên bỏ ăn sáng vì nhiều lý do như giảm cân, quá bận rộn với công việc, không có thời gian ăn... Nhiều người thậm chí không biết làm bữa đầu tiên trong ngày sao cho dễ ăn vì "vừa mới sáng ra", không muốn ăn ngoài, rồi thành bỏ bữa sáng.

Buổi sáng có 1 khung giờ vàng, ăn đúng thời điểm này sẽ giúp giảm 59% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Thống kê mới nhất vào năm ngoái của iPOS - đơn vị tư vấn nghiên cứu thị trường chuyên biệt ngành dịch vụ ẩm thực và đồ uống (F&B), cho thấy, tỷ lệ bỏ bữa sáng của người Việt đang tăng gấp đôi so với năm 2022. Chỉ 5,4% người được khảo sát cho biết, họ chú trọng bữa sáng, trong khi 17,5% tự nhận luôn nhịn ăn sáng.

Như chúng ta đã biết, con người cần ăn 3 bữa mỗi ngày. Đây là thói quen ăn uống được hình thành qua một thời gian dài. Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định đây là thói quen tốt nhất cho sức khỏe.

Nhiều người thường xuyên bỏ bữa sáng, lâu dần sẽ dẫn đến những hậu quả khủng khiếp

1. Gặp các vấn đề về dạ dày

Sau một đêm, chúng ta chưa ăn gì, nồng độ axit dạ dày tương đối cao vào thời điểm này. Ăn sáng đúng giờ mới có thể trung hòa lượng axit dạ dày cao.

Nếu không, điều này dễ phá hủy hàng rào niêm mạc dạ dày, ăn mòn niêm mạc, dễ gây loét dạ dày, viêm dạ dày và ung thư dạ dày.

Buổi sáng có 1 khung giờ vàng, ăn đúng thời điểm này sẽ giúp giảm 59% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

2. Tổn thương túi mật

Gan tiết ra mật, được lưu trữ trong túi mật. Chỉ khi chúng ta ăn sáng đúng giờ, túi mật mới co bóp và mật sẽ chảy theo ống mật đến tá tràng, giúp tiêu hóa thức ăn.

Nếu chúng ta thường xuyên bỏ bữa sáng, điều đó có nghĩa là mật luôn có trong cơ thể. Được dự trữ trong túi mật, nồng độ mật rất cao dễ dẫn đến hình thành các tinh thể cholesterol, lâu ngày có nguy cơ bị sỏi túi mật.

3. Hạ đường huyết

Bỏ ăn sáng có thể dẫn đến hạ đường huyết. Nhiều người sẽ cảm thấy đặc biệt mệt mỏi và bơ phờ suốt buổi sáng nếu bỏ bữa sáng. Hậu quả là năng suất làm việc, học tập thấp.

Mỗi bữa ăn cung cấp năng lượng trong khoảng thời gian nhất định. Bữa sáng cung cấp năng lượng buổi sáng, bữa trưa cung cấp năng lượng buổi chiều, bữa tối cung cấp năng lượng buổi tối và giúp ngủ ngon. Bạn không thể bỏ bữa.

Bỏ bữa sáng đồng nghĩa với việc buổi sáng thiếu năng lượng. Ngoài ra, sau khi thức dậy, mức độ hoạt động của con người tăng lên rất nhiều. Dù hoạt động tinh thần hay thể chất, việc không bổ sung dinh dưỡng kịp thời đều sẽ làm giảm hiệu quả công việc rất nhiều.

Buổi sáng có 1 khung giờ vàng, ăn đúng thời điểm này sẽ giúp giảm 59% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

4. Béo phì

Bỏ ăn sáng khiến bạn đói cồn cào vào buổi trưa. Bạn sẽ quan tâm nhiều hơn đến những thực phẩm giàu chất béo, có lượng calo cao. Điều này khiến bạn dễ bị tăng cân, béo phì.

Béo phì rất nguy hiểm vì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, đột quỵ, ung thư và các bệnh khác.

Tiết lộ khung giờ vàng ăn sáng giúp giảm 59% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Không bỏ ăn sáng, nhiều người vẫn tuân thủ ăn đầy đủ nhưng dùng bữa quá muộn. Ví dụ bạn thức dậy vào buổi sáng, mua đồ ăn nhưng vội đi làm, không có thời gian ăn. Đến công ty ăn thì cũng 9-10 giờ.

Theo PGS.TS Trần Đình Toán (Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng), nhiều người hiện nay có thói quen ăn sáng muộn, ví dụ như ăn lúc 9-10 giờ sáng. Việc ăn sáng quá muộn khiến cơ thể bạn không được cung cấp năng lượng kịp thời cho bữa sáng. Trong khi bữa trưa còn dư năng lượng, cảm thấy no, nhiều người có thể bỏ qua bữa trưa.

Buổi sáng có 1 khung giờ vàng, ăn đúng thời điểm này sẽ giúp giảm 59% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường- Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Chuyên gia khuyên, mọi người nên ăn sáng đúng giờ. Khung giờ vàng để ăn sáng là 6-8 giờ. Đây là thời điểm axit dạ dày tiết ra mạnh, ăn sáng lúc này cực tốt cho dạ dày. Chuyên gia lưu ý thêm chỉ ăn sáng sau khi thức dậy 20-30 phút, trước ăn nên uống nước lọc ấm.

Thói quen này còn rất tốt để phòng tránh bệnh tiểu đường. Vào tháng 6 năm 2023, một nghiên cứu mới nhất trên Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế của Anh cho thấy, việc thay đổi thời gian ăn sáng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Y tế Toàn cầu Barcelona và Đại học Paris (Pháp) đã tiến hành khảo sát, phân tích 103.312 đối tượng có độ tuổi trung bình là 43 tuổi. Họ phân tích mối quan hệ giữa thời gian ăn và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2 trong nhiều năm theo dõi.

Kết quả cho thấy, những người ăn sáng sau 9 giờ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 59% so với những người ăn sáng trước 8 giờ. Nghĩa là, ăn sáng muộn có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn.

Có thể thấy, chúng ta không chỉ nên ăn sáng mà còn phải ăn đúng giờ. Nói chung, thời điểm thích hợp nhất để ăn sáng là trước 8 giờ. Nếu là muộn nhất, cũng khuyên mọi người nên ăn vào thời điểm 8 giờ. Đừng trì hoãn vì ăn sáng quá muộn cũng hại sức khỏe không kém nhịn ăn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại