img
Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 1.

Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 2.

Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 3.

Là một chuyên gia phân tích kinh tế và tư vấn các vấn đề liên quan đến thương mại tự do, hội nhập kinh tế khu vực, TS. Võ Trí Thành không bỏ sót một tin tức, dù nhỏ nhất, về Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia – Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC). Đặc biệt, bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC (APEC Summit), có thể số phận của TPP phần nào được xác định. 

"Việt Nam đăng cai APEC ở thời điểm này đầy thách thức nhưng cũng rất thú vị, nếu nhìn nhận ở bối cảnh thế giới cũng như vị thế hiện tại của đất nước", TS. Thành ngả người trên ghế, nói. Ông cho rằng sự kiện này đã khẳng định tầm nhìn, vị thế cũng như sự chủ động của đất nước hình chữ S, vốn được nhìn nhận là nền kinh tế có trình độ phát triển tương đối thấp trong APEC.

Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 4.

Sau 11 năm kể từ lần đăng cai đầu tiên, đến nay, Việt Nam đã minh chứng được ba điều. Thứ nhất, kinh tế đất nước đã có bước thay đổi đáng kể khi từ một nền kinh tế thu nhập thấp (đến năm 2006) trở thành nền kinh tế có mức thu nhập trung bình. Đi cùng với điều này là những thay đổi đáng kể về mặt cơ cấu kinh tế, định hướng và vai trò công nghiệp chế tác và dịch vụ tăng lên rõ rệt. 

Thứ hai, mức độ hội nhập với thế giới của Việt Nam đã sâu rộng hơn rất nhiều. Nếu như năm 2006 khi tổ chức APEC lần đầu, Việt Nam đang đẩy mạnh tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, đơn cử như hoàn thiện các thủ tục để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì nay đang thúc đẩy hội nhập toàn diện, thông qua việc thiết lập quan hệ đối tác toàn diện/chiến lược với hàng loạt quốc gia (trong đó có 13 thành viên APEC), kết thúc đám phán và ký kết hàng loạt Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), có những FTA chất lượng, yêu cầu rất cao (như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU)

Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 5.

"Chúng ta đã trưởng thành hơn về hội nhập. Chúng ta thấy mình là ai với điểm mạnh, yếu như thế nào. Chúng ta đã học được rất nhiều bài học, kể cả những bài học cay đắng", ông Thành nhận xét. 

Thứ ba, trong tiến trình hội nhập, các nền kinh tế còn lại trong APEC cũng đã nhìn nhận tích cực hơn về vị trí, vai trò của Việt Nam, từ địa – chính trị có tính chiến lược, phát triển kinh tế, kết nối với khu vực và thế giới.



Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 6.

Tại Hội nghị APEC lần này, Việt Nam đề ra bốn ưu tiên: thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; tăng cường hội nhập kinh tế và kết nối khu vực; nâng cao năng lực cạnh tranh và sức sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) trong kỷ nguyên số; đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Ông có suy nghĩ gì về những ưu tiên này? 

Khi tổ chức APEC, nền kinh tế chủ nhà nào cũng sẽ đặt ra chủ đề và ưu tiên, phản ánh được nội hàm, cái "gen" của Diễn đàn là tự do hoá thương mại, đầu tư. Bên cạnh đó, chủ đề và ưu tiên phải đảm bảo được hơi thở cuộc sống với những đòi hỏi mới của xu thế phát triển và những điểm nhấn của nền kinh tế đăng cai tổ chức. 

Chủ đề của Việt Nam đưa ra là "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung" cùng với bốn ưu tiên đề ra đã nhận được sự đồng thuận cao của tất cả các nền kinh tế thành viên APEC. Bởi lẽ nó phản ánh đúng thực tế nhiều vấn đề mà khu vực, các nền kinh tế đang phải vật lộn: tăng trưởng thiếu bền vững, sự phân hoá giàu – nghèo, tình trạng thất nghiệp, sức sống chưa đủ cao của các MSME, chi phí kết nối cao…

Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 7.

Như vậy, cái chúng ta đưa ra, chủ đề và ưu tiên, đã phản ánh được "hồn cốt", "chất" của APEC và cả sự nhìn nhận chung của các nền kinh tế thành viên, dù hiện có những khác biệt, "va đập" ở một số vấn đề. Đấy là tiền đề đầu tiên để Việt Nam tổ chức thành công Diễn đàn. 

Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 8.

Mặt khác, để Diễn đàn đạt được mục đích đề ra, bên cạnh những Hội nghị quan chức cao cấp (SOM), Hội nghị bộ trưởng (AMM),.. có tính chính thống và truyền thống, thì Việt Nam đã tổ chức nhiều hội thảo bên lề, gắn liền với chủ đề đã đưa ra cùng màu sắc Việt Nam hơn. 

Cái này cũng rất đặc biệt, nhiều người nói vui nhưng tôi cho là đúng, APEC theo một nghĩa nào đấy chính là Business, tức là kinh doanh. Bởi lẽ, bên cạnh những chủ đề về nội dung ưu tiên, các cuộc họp luôn là hoạt động đồng hành cùng doanh nghiệp. Khung khổ APEC có một sự kiện rất truyền thống là Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo doanh nghiệp APEC (APEC CEO Summit), giúp doanh nghiệp khu vực kết nối với nhau, với lãnh đạo các nền kinh tế APEC qua đối thoại trực diện thẳng thắn. Và đằng sau những cái bắt tay chào hỏi có thể là những hợp đồng, bản ghi nhớ, được ký kết.

Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 9.

Sát cùng APEC CEO Summit, Việt Nam năm nay còn tổ chức Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (Vietnam Business Summit 2017) như một cơ hội lớn quảng bá cải cách, hội nhập của đất nước cũng như tiền năng phát triển cùng nhiều dự án đầu tư để doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước xem xét, lựa chọn. Đó là nét mới của APEC 2017 và cũng là cách làm rất thực tế. 

Việt Nam đã và đang làm tất cả những điều này, đảm bảo cho sự kiện diễn ra đúng chủ đề, mục đích đã đề ra.

Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 10.

Trong khuôn khổ SOM 3, "thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm" được xem là sáng kiến sẽ để lại dấu ấn của Việt Nam. Tại sao vậy, thưa ông? 

Sáng kiến này là sự kế tục tuyên bố của các nhà lãnh đạo cấp cao tại APEC 2016 tổ chức ở Peru, trong đó nhấn mạnh việc tăng cường phát triển bao trùm, kể cả về kinh tế, xã hội, tài chính. Đó là một khẩu lệnh và việc Việt Nam tiếp nối, phát huy có thể xem là điểm nhấn đáng kể. 

Bên cạnh đó, đây là vấn đề thực sự đang được các nền kinh tế APEC nói riêng và thế giới rất mực quan tâm. Nguyên nhân là tự do hoá thương mại, đầu tư, dù đã mang lại nhiều thành quả tích cực cho tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo nhưng còn đó nhiều nỗi niềm day dứt. Đơn cử như sự bất bình đẳng, tình trạng thất nghiệp, khoảng cách giàu - nghèo giữa các nền kinh tế hay giữa các bộ phận xã hội trong cùng một nền kinh tế. Do đó, cần đặt ra vấn đề phát triển bao trùm.

Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 11.

Bao trùm ở đây hàm nghĩa là lợi ích của quá trình phát triển, tăng trưởng sẽ được đảm bảo phân chia công bằng cho các nền kinh tế khác nhau cũng như cho các thành viên một nền kinh tế; nghĩa là ai cũng được hưởng lợi, không ai bị gạt ra bên lề trong quá trình phát triển. Một trong những nguyên nhân khiến chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy chính là gốc rễ xã hội không ổn. Do đó, nếu muốn người dân tiếp tục ủng hội hội nhập, tự do hoá thương mại, cần phải giải được bài toán mang tên phát triển bao trùm. 

Mặt khác, với những xu thế lớn đang thể hiện ngày một rõ như về cuộc cách mạng công nghệ (như người ta hay nói về Cách mạng công nghiệp 4.0), biến đổi khí hậu, cấu trúc dân số và đô thị hóa,… vấn đề phát triển phải được nhìn nhận toàn diện hơn, qua đó giảm bớt được tiêu cực, khuếch trương những thứ tích cực mà xu thế mới mang lại. Tất cả những điều này giúp cho các nền kinh tế đáp ứng được nhưng thách thức sẽ đến trong tương lai. Đấy cũng là ý nghĩa của phát triển bao trùm.

Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 12.

APEC trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu, sáng kiến hay chương trình liên quan đến phát triển bao trùm nhưng chỉ được thực hiện một cách tương đối rời rạc, thiếu cái nhìn tổng thể. Mặt khác, nhiều cái trong đó vẫn đang còn dang dở, chưa thực sự đáp ứng với đòi hỏi của xu hướng phát triển mới. 

Lần này, Việt Nam đã đưa sáng kiến phát triển bao trùm cả về kinh tế, xã hội, tài chính như một chương trình nghị sự mang tính hành động để có lộ trình thực hiện, gắn với giám sát, chỉ tiêu đánh giá. Đây là quá trình dài lâu để cộng đồng cùng chung tay thực hiện một mục tiêu hết sức trọng yếu. 

Tôi được biết nhìn chung các nền kinh tế APEC đều ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến này của Việt Nam; nó được thể hiện rất rõ tại Hội thảo bên lề và tại SOM 3 ở Thành phố Hồ Chí Minh tháng 8/2017 cũng nhiều cuộc họp liên quan. Hi vọng sáng kiến trên sẽ là một dấu ấn có ý nghĩa của Việt Nam, được thể hiện trong Tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC (APEC Leaders Summit).

Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 13.

Một thách thức khi Việt Nam đăng cai tổ chức APEC là bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy. Vậy khi nhìn rộng ra, tương lai của APEC sẽ ra sao?  

Chủ nghĩa bảo hộ ở giai đoạn này không chỉ là thách thức đối với APEC là còn là cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, đối với APEC thì vấn đề lại lớn hơn. Bởi như tôi đã nói từ ban đầu, bản chất của Diễn đàn này là hội nhập, liên kết, tự do hoá thương mại. Hay nói cách khác, xu thế này đang diễn ra đi ngược lại với tuyên ngôn của APEC. 

Tuy vậy, ở đây có 2 điểm mà tôi rất tin tưởng. Thứ nhất, chúng ta phải tin rằng cho dù có khúc khuỷu, gian nan thì toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại đầu tư là một xu thế không thể đảo ngược. Lý do bởi chúng được dẫn dắt bởi sức mạnh thị trường và được tăng cường bởi tiến bộ công nghệ. Mặt khác, cho dù chưa được trọn vẹn nhưng tự do hoá thương mại đầu tư đã đem lại những thành quả to lớn cho tăng trưởng, phát triển khu vực nói chung.

Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 14.

Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 15.

Thứ hai, cũng cần phải hiểu bản thân thương mại đầu tư tự do là cần nhưng chưa đủ cho phát triển bền vững, bao trùm, sáng tạo. Cần có nhiều chính sách với các giải pháp khác bổ sung, hỗ trợ. Đó là những cái mà chúng ta hay nói và đang đẩy mạnh ở mọi nền kinh tế thành viên: Cải cách bên trong, ví dụ như thể chế, và tái cấu trúc nền kinh tế. 

Cùng với đó là những chuẩn bị cho sự phát triển thị trường để đón bắt, thích ứng với những xu thế mới. Việc này rất quan trọng vì nó giúp cho tự do hóa thương mại, đầu tư "thông minh hơn", vì mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm, sáng tạo, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm.

Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 16.

Vậy còn TPP thì sao? 

Hiệp định TPP mang lại một kỳ vọng lớn lao kể từ sau khi được ký kết vào tháng 2/2016. Không phải ngẫu nhiên mà lúc bấy giờ không ít nước muốn tham gia, tạo nên một làn sóng gia nhập TPP. Họ sợ chậm trễ sẽ đứng ngoài cuộc chơi hoặc sợ quá trình cải cách và hội nhập không đáp kịp với đòi hỏi mới. Với tinh thần đó, việc Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP là một tin đáng thất vọng. Dù vậy, tôi nghĩ rằng sức sống của TPP vượt ra ngoài khung khổ của một hiệp định thương mại tự do.

Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 17.

Bởi không tự nhiên mà tháng 5/2017, 11 thành viên TPP còn lại (TPP 11) tại cuộc họp bên lề SOM 2 đưa ra tuyên bố 4 điểm, với tinh thần là: đánh giá cao ý nghĩa, giá trị của TPP; cửa TPP vẫn mở với các nước đã rút khỏi Hiệp định; TPP mở cho các nước đảm bảo đươc tiêu chuẩn của TPP tham gia; và xem xét các kịch bản TPP 11 để tiếp tục thực thi. 

Trắc trở, khó khăn có lẽ sẽ không ít. Nhưng nếu chúng ta nhìn nhận TPP như là một hiệp định chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thương mại đầu tư của thế kỷ 21, dù chưa hoàn hảo, thì đây còn là một mẫu hình tham chiếu quan trọng cho liên kết hội nhập toàn khu vực châu Á-Thái Binh Dương trong dài hạn (Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương FTAAP).

Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 18.

Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 19.

TPP còn được xem là như tập hợp nhiều tiêu chí gắn với cải cách trong nước, đặc biệt là cải cách thể chế. Bởi lẽ Hiệp định chất lượng cao như TPP đòi hỏi thực thi những cam kết liên quan tới các chính sách "sau đường biên giới". Bản chất của nó là cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. 

Với tinh thần như vậy, TPP cần được nhìn nhận vượt lên trên một hiệp định thương mại tự do giữa các nước thành viên.

Bước tiến dài của Việt Nam, từ “lính mới” đến “người ứng xử” giữa những va đập của toàn cầu hóa - Ảnh 20.

Cũng với tinh thấn ấy, tôi mong chúng ta sẽ chứng kiến cái kết tích cực với 11 nước thành viên trong việc đồng thuận kịch bản và đi vào thực hiện một TPP 11 với tinh thần của TPP trong thời gian ngắn nhất có thể. Và nếu cái kết tích cực được khẳng định tại Tuần lễ Cấp cao APEC tháng 11 tại Đà Nẵng thì quả là còn hơn cả mong đợi. 

Và nói không chừng, một ngày nào đó, Hoa Kỳ sẽ quay trở lại TPP chăng? 

Xin cảm ơn ông!


Phương Ánh - Linh Anh
7pm
Kiên Trần
Theo Trí Thức Trẻ06/11/2017