Mỗi một người trong chúng ta đều không thích những người ăn nói chua ngoa cay nghiệt. Ăn nói cũng cần phải giữ lại cho mình đường lùi, đó không chỉ là tu dưỡng của mỗi người mà còn là biểu hiện của sự khôn ngoan trong việc giao tiếp giữa người với người.
Con người sống với nhau, thay vì nói linh tinh, khiến bản thân gặp rắc rối, chi bằng hãy giữ thái độ trầm lặng, bình tĩnh để đôi bên cùng cảm thấy thoải mái.
Không nên cho rằng nói ra những lời không đúng, không chuẩn mực, không hay cũng chẳng sao, bởi trên thực tế, chúng ta khó có thể biết hết được mình đang đối diện với người như thế nào, họ có phải là người bao dung độ lương hay không, hay họ là người nhớ lâu thù dai.
Có những lúc nói ra những lời không phù hợp, không đúng lúc đúng chỗ, chúng ta vô tình khiến người khác thù oán, từ đó rước họa vào thân.
Sau đây là 2 kiểu nói mà phàm là những người đã bước vào tuổi trung niên đều không nên nói, tránh làm tổn thương đến người khác mà hại cả bản thân.
1. Nói xấu, hạ thấp người khác sau lưng họ
Khi đã bước sang tuổi trung niên, chúng ta đều đã là những người trưởng thành, dù là làm việc hay ăn nói, đều nên suy nghĩ chín chắn, không nên nghĩ sao nói vậy.
Cần phải quản lý thật tốt cái miệng của mình, đừng tùy tiện bình luận hay đánh giá khuyết điểm của người khác, cũng không nên phóng đại sự việc rồi đi tuyên truyền rêu rao.
Không nói xấu người khác sau lưng họ, đó là một kiểu tu dưỡng và cũng là tố chất của mỗi một người.
Việc nói xấu, hạ thấp người khác hay tuyên truyền những lời không đúng sự thật, một khi những lời đó đến tai người khác, nhẹ thì sẽ ảnh hưởng đến quan hệ của đôi bên, nghiêm trọng hơn, bản thân sẽ gặp tai họa do chính mình gây ra.
Quan hệ giữa người với người là bình đẳng, chẳng ai có tư cách ngồi trên đầu người khác. Không đánh giá người khác sau lưng họ, đó là sự tôn trọng tối thiểu đối với họ.
Có lẽ chúng ta ít nhiều cũng đã từng nghe đến câu nói: Con người thường mất hai năm học nói nhưng mất cả đời học cách im lặng. Không nên tùy tiện phán xét người khác. Có những lúc, chúng ta hầu như không thể nhìn thấy toàn bộ vấn đề, vì thế chỉ cần nói không đúng, bản thân sẽ gặp thêm rắc rối.
Lời nói một khi đã nói ra sẽ không rút lại được, thận trọng trong cách ăn nói hằng ngày, chúng ta mới có thể tránh được việc phạm sai lầm.
2. Khoe mẽ bản thân trước mặt người khác
Khi nói ra những lời ngông cuồng, bạn có tin chúng sẽ làm tổn hại đến phúc báo của bản thân?
Trên thế giới này, tôi tin rằng không có bất cứ ai có thể thích được những người tự cao tự đại, ăn nói ngông cuồng, khỏe khoang bản thân.
Không nên khoe mẽ mình trước mặt người khác, việc chúng ta ra sức thể hiện mình không khiến người khác ngưỡng mộ hay ngạc nhiên mà chỉ khiến họ cảm thấy ghê tởm và tìm cách tránh xa mình.
Chúng ta giỏi nhưng ở bên ngoài còn có người giỏi hơn, ngọn núi này cao sẽ có ngọn núi khác cao hơn, thử hỏi có gì đáng để khoe khoang?
Không nên khoe khoang tiền của mình trước mặt mọi người, kẻo người đứng trước mặt bạn có thể sẽ giàu hơn bạn;
Không nên khoe khoang thành tích của bản thân, bởi biết đâu thành tích mà bạn đạt được là thứ mà người khác không đáng để nhắc đến;
Người thích khoe mẽ sẽ chỉ khiến những người xung quanh chán ghét và dần dần tránh xa mình.
Hãy sống khiêm nhường thay vì tự cao tự đại. Những người thực ưu tú là những người biết thông cảm và thấu hiểu cho tâm trạng của người khác, họ sẽ không bao giờ ăn nói tùy tiện mà sẽ lựa lời khiến cho người khác cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Làm người, không chỉ cần phải có một trái tim lương thiện mà còn cần cả một cái miệng lương thiện. Đừng ăn nói hàm hồ để rồi gây thù chuốc oán với người khác, cuối cùng tự đẩy mình vào tình cảnh khó khăn.
Bước sang tuổi trung niên, mỗi người hãy nhớ, không nên nói nhiều mà hãy làm nhiều, đó không phải là sự thỏa hiệp mà là sự khôn ngoan, trí tuệ.