Đây được xem là một bước đột phá lớn, có thể làm thay đổi cục diện các ngành như viễn thông, chẩn đoán y tế và quang điện tử tiêu dùng.
Theo công trình nghiên cứu công bố ngày 17/2, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ nano và Trường Hóa học thuộc Đại học Sydney đã sử dụng các loại tinh thể giá rẻ như perovskite (perophit-khoáng chất chứa canxi và titanat) để tạo ra những thiết bị quang học (Faraday rotator) chỉ với một phần kinh phí khiêm tốn.
Nhóm nghiên cứu cho biết perovskite có thể kiểm soát ánh sáng bằng cách thay đổi một đặc tính cơ bản của ánh sáng - đó là sự phân cực. Với việc các nhà khoa học và kỹ sư có thể ổn định, chặn hoặc điều khiển ánh sáng theo yêu cầu, các thiết bị quang học được sử dụng để phản xạ ánh sáng.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Girish Lakhwan cho biết thị trường công tắc quang học toàn cầu trị giá hơn 4,5 tỷ USD và đang ngày càng phát triển. Lợi thế cạnh tranh lớn của perovskite so với các thiết bị cách điện Faraday ngày nay đó là giá vật liệu rẻ và dễ sản xuất để tăng sản lượng.
Ông Lakhwan cho biết do vị trí địa lý của Australia nằm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vốn đang phát triển nhanh chóng do các khoản đầu tư gia tăng trong lĩnh vực hạ tầng phương tiện truyền thông tốc độ cao, nghiên cứu mang tính đột phá này mang một ý nghĩa lớn đối với ngành công nghệ nano đang phát triển của nước này.