Bức tranh bị lãng quên
Với sự phát triển của nền kinh tế, cái ăn cái mặc không còn là nỗi quan tâm thường kỳ, nhiều người bắt đầu sưu tầm đồ cổ như một thú vui tao nhã, cổ ngoạn thậm chí còn là 1 cách đầu tư nếu người đó sành sỏi về món đồ.
Tuy nhiên, vị thần may mắn cũng có đôi lần ưu ái những người không rành về đồ cổ nên có vô vàn những câu chuyện thú vị về việc vô tình trở nên giàu có chỉ sau một đêm.
Câu chuyện của cụ bà ngoài 90 tuổi, sinh sống tại 1 thành phố nhỏ của Pháp dưới đây là một ví dụ. Cụ từ lâu đã mong muốn chuyển sang một căn nhà mới để an hưởng những ngày tháng cuối đời sau khi gắn bó với ngôi nhà cũ chật hẹp được 50 năm.
Cận cảnh bức tranh treo góc bếp trong nhà bà cụ. Hình ảnh: Baijiahao
Vì đã quá tuổi, bà cụ không thể lường hết các thủ tục rườm rà trong việc bán nhà nên đã giao căn nhà cho một bên trung gian bất động sản để xử lý việc bán nhà. Người phụ trách ngôi nhà của bà cụ tên là Philomew Ave.
Khi đang kiểm đếm đồ vật trong nhà, anh thấy bà cụ có một góc rất "giá trị". Hóa ra góc này là nơi bà cụ cất giữ những món đồ sưu tầm xưa cũ, có rất nhiều tờ tiền cũ, album bưu điện cũ và những món đồ cũ khác.
Philomew Ave từng nghĩ đây là những thứ có giá trị nhất trong nhà, nhưng một bức tranh được tìm thấy trong bếp đã làm thay đổi suy nghĩ của anh.
Các chuyên gia kiểm định bức tranh của bà cụ. Hình ảnh: Sohu
Đó là bức tranh nhỏ đã đen nhẻm vì dầu mỡ bởi nó được treo phía trên chiếc lò. Lấy tranh xuống và lau nhẹ bằng khăn tay sạch, Philomew Ave cảm thấy bức tranh này không hề đơn giản. Vì vậy, anh ta mang bức tranh đến cho bà cụ và hỏi bà xem nó đến từ đâu.
Bà cụ cho biết bức tranh đã có từ khi bà dọn đến ở, có lẽ do tổ tiên của chồng bà để lại, bà vốn nghĩ bức tranh chỉ là tranh trang trí đơn giản nên không để ý nhiều và treo nó trong góc bếp suốt 50 năm qua.
Philomew Ave nói với bà cụ những gì anh ta nghĩ, và muốn nhờ người có chuyên môn thẩm định bức tranh để xác định giá trị thực của nó. Bà cụ không quan tâm đến điều đó nên thản nhiên đồng ý yêu cầu của anh.
Giá trị thực sự của bức tranh
Philomew Ave đã nhanh chóng liên hệ với các bộ phận thẩm định và đấu giá tác phẩm nghệ thuật, đồng thời kể lại với các chuyên gia về tình hình. Sau khi nghe xong, họ lập tức mang bức tranh rời khỏi hiện trường, không ngừng tiến hành công việc phục chế và thẩm định chuyên nghiệp.
Sau hàng loạt nỗ lực, các chuyên gia chỉ biết thảng thốt: "Đừng ngất khi biết giá của bức tranh này". Họ xác định nội dung bức tranh là cảnh một nhóm người vây quanh Chúa Giê-su và làm nhục ngài, tác phẩm có tên là "Tượng chúa Giê-su bị chế giễu".
Bức tranh "Tượng chúa Giê-su bị chế giễu". Hình ảnh: Sohu
Mặc dù danh tính của bức tranh cổ đã được xác định, nhưng muốn biết tuổi đời của nó thì vẫn phải gửi đến Paris để kiểm tra.
Kết quả của cuộc kiểm tra này đã khiến cả bà lão và Philomew Ave ngạc nhiên. Hoá ra bức tranh này thực chất là một tác phẩm của hơn 700 năm trước, khoảng năm 1280 sau Công Nguyên. Đồng thời. Các chuyên gia cũng đã tìm ra tác giả của bức tranh là họa sĩ bậc thầy đầu thời Phục Hưng Giovanni Cimabue.
Bà cụ cho rằng mình không thể bảo tồn được bức tranh nổi tiếng nên đã giao cho những người có liên quan để bán đấu giá, cuối cùng đã bán được với giá cao ngất ngưởng là 190 triệu USD.
Mặc dù bên ngoài bức tranh có nhiều vết dầu và loang lổ, nhưng sau khi phục chế, bức tranh vẫn tỏa sáng đầy tính nghệ thuật. Vụ việc này cũng khiến giới cổ vật phải xôn xao và bàn tán trong một thời gian dài.