Bức ảnh gây chấn động thế giới: Một ánh mắt ẩn chứa sự đau đớn của thảm hoạ tự nhiên khủng khiếp nhất lịch sử loài người

Thanh Lê |

Nhiếp ảnh gia cho biết, sau hàng chục năm kể từ khi bức ảnh được chụp, ông vẫn không thôi ám ảnh về nó.

Năm 1985, thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử Colombia đã xảy ra khi núi lửa Nevado del Ruiz phun trào dữ dội và nóng đến mức làm tan chảy lớp băng tuyết vĩnh cửu che phủ ngọn núi.

Lớp tuyến tan cùng dung nham đã tạo dòng bùn pyroclastic, nhấn chìm thị trấn Armero và khiến khoảng 20.000 người dân địa phương hoàn toàn chìm trong bùn rồi phải đau đớn thiệt mạng vì không thể thoát ra.

Trong đó, cô gái Omayra Sánchez Garzón là một trong những người bị kẹt dưới đống đổ nát và bùn núi lửa sau khi trận lở đất ập vào ngôi nhà của gia đình cô. Bất chấp những nỗ lực giải cứu cô bé 13 tuổi, lực lượng cứu hộ không thể tìm ra cách đưa cô bé ra ngoài. Vì vậy, họ cố đã quấn một chiếc lốp xe quanh cô bé để giúp cô bé nổi lên khỏi mặt bùn và làm mọi cách để cô bé cảm thấy thoải mái nhất.

 - Ảnh 1.

Bức ảnh chụp cô bé Omayra cùng đôi mắt đen vô vọng khiến nhiều người ám ảnh

Trong thời gian này, nhiếp ảnh gia Frank Fournier (76 tuổi) là người có mặt tại hiện trường và ghi lại bức ảnh của Omayra trong tình trạng nước ngập đến vai với đôi mắt đen mệt mỏi và ẩn chứa đầy sự bi ai. Bức ảnh sau đó đã được lan truyền khắp thế giới. Tác giả mô tả rằng cô bé đã "đối mặt với cái chết một cách can đảm và đầy phẩm giá".

Xuất hiện trên sân khấu tại Liên hoan nhiếp ảnh quốc tế Xposure lần thứ 6, hơn 35 năm sau ngày mất của Omayra, nhiếp ảnh gia Frank Fournier đã khiến cả khán phòng im lặng khi trình bày thông tin về vụ phun trào của núi lửa Nevado del Ruiz trước khi chuyển sang thảo luận về cô bé 13 tuổi anh hùng - nhân vật chính trong bức ảnh chân dung nổi tiếng của ông.

 - Ảnh 2.

 - Ảnh 3.

 - Ảnh 4.

Một số bức ảnh khác chụp cô bé Omayra

Fournier nói: "Trong ba đêm và ba ngày - bị kẹt trong một vũng nước thải dưới chân một ngọn đồi nhỏ, bị đè bẹp dưới nhiều lớp tường đổ, một giọng nói sẽ lên tiếng thay cho 28.000 người. Đó là giọng nói của một cô bé bình thường, người sẽ vượt qua đất, nước và thời gian, sẽ rung động và xuyên thấu trái tim của hàng triệu người..."

Sau khi được công bố với thế giới, bức ảnh Omayra đã giành giải thưởng World Press Photo năm 1985. Cho đến thời điểm hiện tại, nó vẫn gây ám ảnh cho chính tác giả và là bức ảnh đoạt giải có sức ảnh hưởng lớn nhất cho đến tận thời điểm hiện tại.

Nguồn: Labdible

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại