Từ xưa đến nay, trong lịch sử đã từng có rất nhiều câu chuyện có kết cục thảm khốc như "Hồng Môn yến", những câu chuyện được lưu truyền đến ngày nay cũng đều mang màu sắc truyền kỳ.
Chúng ta vẫn thường dùng cách nói "Hồng Môn yến" để kể về những bữa yến tiệc mà đằng sau nó chứa đựng nguy hiểm và âm mưu ám sát.
Từ xưa đến nay, trong lịch sử Trung Quốc đã có biết bao bữa tiệc "Hồng Môn yến" và thời nhà Thanh cũng từng có một bữa tiệc "Hồng Môn yến" như thế. 8 vị Đại tướng quân hứng khởi nhập tiệc nhưng chưa kịp động đũa thì đầu đã lìa khỏi cổ, chuyện này là như thế nào?
Bình định Tô Châu
Tháng 12 năm 1863, khi vùng sông Giang sông Hoài chìm trong mưa rét tháng Chạp, phong trào bình định cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc của nhà Thanh đang diễn ra sôi nổi, Lý Hồng Chương còn chưa đưa quân đánh thì đã chiếm được thành Tô Châu, có thể nói, trận đánh này chẳng mất chút sức nào.
Hóa ra, 8 vị Đại tướng quân của Thái Bình Thiên Quốc đều ngỏ lời muốn đầu hàng Lý Hồng Chương, cho nên đã hai tay dâng tặng thành Tô Châu cho thế lực đối lập. Thực tế là, 8 vị Đại tướng quân coi thành Tô Châu là món quà để tặng cho Lý Hồng Chương. Nếu đã như vậy, Lý Hồng Chương đã dùng cách gì để đạt được mục đích? Và 8 vị Đại tướng quân kia vì cớ gì lại đem thành Tô Châu tặng cho Lý Hồng Chương?
Thái Bình Thiên Quốc có 2 vị Đại tướng quân, một người tên là Trần Ngọc Thành, một người là Trung Vương Lý Tú Thành, cả 2 người này đều có những cống hiến mang tính quyết định trong cuộc chiến tranh chống lại nhà Thanh.
Trong quá trình đàn áp phong trào Thái Bình Thiên Quốc, đội quân của hai người cùng những nhóm quân yêu nước khác đã cùng nhau chống lại Tương quân của Tăng Quốc Phiên.
Tranh vẽ quân Thái Bình Thiên Quốc.
Năm 1861, khi đội quân của Trần Ngọc Thành giao tranh ác liệt với Tương quân của Tăng Quốc Phiên tại An Khánh Dục, Lý Tú Thành đã nhân cơ hội này, dẫn quân tấn công hai thành trì lớn ở phía Nam là Tô Châu và Hàng Châu, thu được thắng lợi.
Từ đó trở đi, phong trào Thái Bình Thiên Quốc xây dựng căn cứ địa ở phía Nam. Phía Nam được ví là "ngư mễ chi hương" (quê hương của cá và lúa gạo), là mảnh đất có sản vật phong phú, đất đai màu mỡ, từ xưa đến nay vẫn luôn phát triển phồn vinh, quân Thái Bình Thiên Quốc cũng vì đánh chiếm được mảnh đất màu mỡ này nên rất đỗi tự hào.
Ngược lại, Từ Hi Thái hậu lại vô cùng khó chịu, bà không muốn mất đi bất cứ phần lãnh thổ nào của mình, cho nên hạ lệnh cho Tương quân lập tức tiến quân về phía Đông, đánh bại Thái Bình quân và đòi lại phần lãnh thổ đã mất.
Tuy nhiên, khi ấy người nắm quyền lực và chỉ huy Tương quân là Tăng Quốc Phiên, khi đem so sánh lực lượng của Tương quân với quân Thái Bình, ông tự thấy Tương quân không bằng, Tăng Quốc Phiên không muốn chỉ vì sự bất mãn của mình Từ Hi mà khiến cả đội quân gặp nạn, cho nên ông đã đề nghị trước hết nên thi hành chủ trương nghỉ ngơi dưỡng sức, sau đó mới tấn công.
Từ Hi khi ấy chỉ đành nghe theo ý kiến của Tăng Quốc Phiên, bấy giờ, Lý Hồng Chương lại tự mình tự nguyện xin ra trận, dẫn quân tấn công Tô Châu, Hàng Châu, khiến Từ Hi vui ra mặt.
Học tập kỹ năng của người nước ngoài, chiến thắng đã ở ngay trước mắt
Lý Hồng Chương là người phát động phong trào Dương Vụ (còn gọi là phong trào Tây hóa), ông từng nói rằng "phải lấy thế mạnh của người phương Tây để trị lại người phương Tây", chính vì thế, Lý Hồng Chương ra sức nghiên cứu các loại máy móc cơ khí và kỹ năng sản xuất của người phương Tây.
Đối với cuộc chiến với quân Thái Bình Thiên Quốc, Lý Hồng Chương đã sớm có sự chuẩn bị. Ông đã lựa chọn khoảng hơn 6000 binh sĩ khỏe mạnh từ quê hương của mình rồi tiến hành huấn luyện.
Lý Hồng Chương và quan lại Thanh triều.
Lý Hồng Chương đánh bại quân Thái Bình ở ngoại ô Thượng Hải, sau đó tiến thẳng đến Tô Châu. Trên đường tiến quân, Lý Hồng Chương lần lượt công hạ các trấn như Đại Tang, Côn Sơn, Giang Âm và Vô Trấn, sau đó tiến đến Tô Châu – căn cứ địa phía Nam của Thái Bình quân.
Bấy giờ, Lý Tú Thành đang giằng co ác liệt với kẻ thù tại Thiên Tân, khi nghe được tin Lý Hồng Chương đã tiếp cận đến Tô Châu, ông nhanh chóng điều động binh lực từ chiến trường Thiên Tân về Tô Châu, quân Thái Bình và Hoài quân tranh chấp ác liệt tại Tô Châu.
Bấy giờ, quân Thái Bình có khoảng ba mươi nghìn quân dự bị tại Tô Châu, vào thời gian giao chiến trọng điểm, Lý Tú Thành còn lệnh yêu cầu gửi cứu viện đến Hoàng Tử Long đóng quân gần Tô Châu, lệnh Hoàng Tử Long chuẩn bị gửi 3 vạn quân cứu viện đến Tô Châu, nhưng Hoàng Tử Long lại xem thường mệnh lệnh của Lý Tú Thành, cho nên không phái binh đến viện trợ, kết quả, Lý Tú Thành thất bại.
Ở Tô Châu, Hoài quân và quân Thái Bình Thiên Quốc duy trì cuộc chiến tranh cát cứ suốt một thời gian dài, Lý Hồng Chương nhận ra, nếu như không đánh một trận dứt khoát, trả một cái giá xứng đáng thì muốn đánh thắng Tô Châu là điều không dễ dàng.
Sau khi Lý Tú Thành thất bại, ông đã dẫn quân rút khỏi Tô Châu. Đồng thời, Lý Tú Thành cũng nhận ra rằng, tuy 8 vị Đại tướng quân trấn thủ Tô Châu có binh lực đông đúc, nhưng họ đều không thực sự muốn giao chiến với Hoài quân, chỉ duy có "Lão Quảng Tây" Đàm Thiệu Quang có lòng yêu nước kiên định hơn tất cả.
Chính vì vậy cho nên, trước khi Lý Tú Thành rời khỏi Tô Châu, ông đã nhắc nhở Đàm Thiệu Quang nên để ý đến 8 người này, phòng ngừa bọn họ vì vinh hoa phú quý mà phản bội đất nước.
Đồng thời khi ấy, Gordon – một người Anh quốc đã bày cách cho Lý Hồng Chương rằng, cách tốt nhất là nên thông qua việc "chiêu hàng" để đàm phán với tướng lĩnh trong thành, Lý Hồng Chương cảm thấy đề nghị này khả thi nên đã cho người do thám ý của 8 vị tướng quân trong thành.
8 vị Đại tướng quân ngược lại rất tích cực phối hợp với Hoài quân, đồng ý thương lượng đầu hàng. Điều thú vị là, ưu điểm mạnh nhất của Lý Hồng Chương chính là đàm phán, cử ra vị tướng mạnh nhất dưới trướng đi đàm phán, sau đó cho quy hàng về nhà Thanh.
Lý Hồng Chương lệnh cho thuộc hạ thông báo với 8 vị Tướng quân rằng triều đình đã sắp xếp sẵn chức quan và quan phục cho họ. Những người này dẫn quân đến quân doanh Hoài quân thì nhìn thấy quan phục đã để sẵn.
Khi họ đang chuẩn bị thay quan phục để tham dự yến tiệc thì binh lính xung quanh ập tới bao vây, sau đó giết ngay tại trận. Hiện trường vụ việc vô cùng thảm khốc, mấy trăm vạn quân của Thái Bình Thiên Quốc đều bị Lý Hồng Chương giết hại.
Từ xưa đến nay, bán nước cầu vinh đã định trước là sẽ chẳng bao giờ có kết quả tốt đẹp, khi một người sẵn sàng đánh đổi tín ngưỡng, niềm tin và phẩm giá đạo đức của mình để mưu cầu danh lợi từ kẻ thù, dù sau đó có làm quan cho kẻ thù thì người đó cũng đã đánh mất đi tôn nghiêm của chính mình.
Ngược lại, có những người dám bỏ ra tất cả của của bản thân để bảo vệ Tổ quốc, cho dù đất nước có suy vong hay sụp đổ thì tinh thần, sự chính trực của họ vẫn sẽ tồn tại mãi mãi.