Nếu chỉ còn 1 ngày để sống, bạn sẽ làm những gì mà bạn coi là quan trọng nhất?
Nhận được câu hỏi này tôi thật sự hứng thú nhưng rồi cái giằng co nhiều trong tôi khi trả lời câu hỏi này đó là: Tôi sẽ viết những điều mà nhiều người muốn nghe hay là những điều mà chính bản thân tôi muốn làm.
Kệ đi đằng nào cũng chỉ có 24h vậy thì tại sao cần phải chiều lòng tất cả.
Chỉ còn 24h cuối cùng, chúng ta sẽ không còn kịp để làm tất
Là một bác sĩ, tôi vẫn thường được nhận xét là lành và đôi khi cái biệt danh "ngố" nó còn gắn chặt với tôi. Tôi chắc là nhiều người sẽ nghĩ tôi sẽ dành 24h cuối cho người thân, bạn bè hoặc bệnh nhân chẳng hạn.
Không, tôi sẽ dành hoàn toàn 24h ấy cho chính tôi và những mong muốn cá nhân của bản thân mình. Có lẽ đây là hành động phá vỡ cái vẻ hiền lành để được thật sự thoả mãn tất cả cho một lần cuối cùng.
Có lẽ chăng, bản năng nổi loạn đã được đánh thức để trỗi dậy.
Với 24h tôi không đủ thời gian để sắp đặt những vấn đề liên quan đến công việc, đến học hành nữa, vậy thì tại sao cần mất thời gian vào những việc đó nữa.
Với những người thân yêu nhất thì 24h không đủ để thay đổi điều gì. Yêu thương cũng đã rất nhiều rồi, giận dỗi, khó chịu và làm khổ nhau cũng nhiều rồi. Vậy thì hãy để những người thân yêu nhớ đến mình với đầy đủ cả những điều tốt hay thói hư tật xấu.
Với bạn bè, chút xót thương sau ngày này sẽ là có thật nhưng rồi những niềm đau cũng sẽ mờ dần theo thời gian.
Với bệnh nhân sẽ có một sự hụt hẫng nhất định nào đấy vì từ giờ họ sẽ phải thay đổi thói quen là cần tìm đến một người đồng nghiệp khác của tôi để tiếp tục quá trình điều trị nhưng rồi cái tên tôi sẽ dần được xoá khỏi bộ nhớ của họ.
Giả sử là một người lính chuẩn bị ra trận. Không biết mình có trở lại hay không, anh sẽ làm gì?
Chuyện rằng có một phi công - người đã nhận được Huân chương danh dự. Sau khi nhận được tin phải ra trận, ông đã tới thăm mộ cha mình, tìm một căn nhà mới cho vợ, một ngôi trường cho đứa con trai, đưa họ đi mua sắm.
Ông mang theo một vali chứa giấy đăng kí kết hôn, giấy khai sinh, bảo hiểm xã hội, số tài khoản ngân hàng và thậm chí cả một danh sách những người sẽ khiêng quan tài cho ông. Ông và người vợ của mình ngồi trò chuyện về mọi dự tính của họ trong tương lai sau khi ông đi, kể cả việc ông có thể mất tích khi tham gia chiến đấu.
Khi vợ ông hỏi về chuyện sẽ làm gì khi điều tồi tệ nhất xảy ra? Ông nói chỉ có một lựa chọn duy nhất— cầu nguyện.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta liệu có sống một cách có kỉ luật, chuẩn bị cho mọi thứ sắp xảy ra? Chúng ta đã làm gì cho khoảng thời gian đã mất?
Ngồi hàng giờ vô nghĩa lướt Facebook, Instagram, hàng năm trời ngồi lì trong văn phòng, dành thời gian cho mấy bộ phim truyền hình dài tập, mấy cuốn ngôn tình. Một ngày nào đó chúng ta đều sẽ nhận được những hồi chuông lệnh triệu tập như thế — được gửi đi xa và không bao giờ quay trở lại?.
Không biết chúng ta còn ngồi đây bao lâu: 1 tuần, 1 năm, 5 phút hay chẳng còn chút thời gian nào? Cái chết có thể đến bất kì lúc nào. Nó có thể đến ngay khi bạn đọc xong bài viết này. Bạn có tự hào rằng mình không lãng phí quãng thời gian mình từng sống trước đó không?
Đừng sống như thể ngày mai là ngày tận thế. Đó sẽ là một thảm họa thực sự.
Hãy sống một cuộc đời như thể bạn không biết chắc rằng bao giờ mình sẽ chết. Ngẩng cao đầu. Làm những việc quan trọng với chính bản thân bạn. Tận hưởng cuộc sống. Hãy coi ngày hôm nay là ngày đó...
Nếu hôm nay là ngày cuối cùng, ta sẽ sợ hãi. Nhưng khi ta biết mình không có lựa chọn nào khác, ta sẽ tiến về phía trước.
Nếu còn 1 ngày để sống, tôi muốn nói lời xin lỗi từ sâu thẳm trong con tim tôi đến những người mà tôi đã từng làm họ tổn thương, để khi ra đi, tôi có thể nhẹ nhàng mỉm cười thoải mái, chí ít thì đến giây phút cuối cùng tôi cũng có thể nói lời xin lỗi đến họ. Khi mà trước đây dù biết mình sai, nhưng tôi lại không thể nhẹ nhàng cất lời ra được.
Nếu ngày cuối cùng ấy tôi còn lại chút sức lực nào, thì tôi sẽ dùng nó đến khi cạn kiệt, tôi muốn làm những thứ mà trước đây tôi không dám làm.
Tôi muốn nói với người phụ nữ mà tôi yêu rằng tình yêu tôi dành cho cô ấy là chân thành. Tôi muốn cùng cô ấy đi tới một nơi thật bình an, chỉ có hai chúng tôi để có thể cảm nhận được nhịp đập trái tim của nhau, để cùng nhau ăn 1 bữa cơm giản dị, không cao lương mĩ vị nhưng có đầy đủ sự thương yêu, chia sẻ.
Ngày cuối cùng ấy, tôi không muốn phải nằm một chỗ và chờ sang thế giới bên kia, không muốn có những suy nghĩ dằn vặt, hối hận hay mặc cảm gì mà chỉ đến khi giây phút cuối cùng mới nhận ra.
Và cuối cùng tôi sẽ tự dành cho mình cái quyền lựa chọn cái chết mà không cho phép thần chết làm theo ý của hắn, tôi sẽ thắng hắn trong ván bài cuối: Chết theo cách của mình như câu truyện của thiếu uý phi công Nhật Bản đã kể trên kia.
Nếu phải chết, sẽ chết theo cách thật đặc biệt
Khi bạn thấy cuộc sống nhàm chán quá, bạn phải biến cái chết cận kề với mình trở nên thú vị hơn. Hạnh phúc không phải là một đường thẳng dễ đi.
Hạnh phúc bao gồm cả những điều chưa hoàn hảo trên hành trình hy vọng vào những điều tốt đẹp mà chỉ có bạn mới khám phá được thôi. Tôi không biết bạn là ai? Bạn sống như thế nào?… Nhưng tôi biết chắc một điều rằng rồi một ngày nào đó bạn sẽ phải chết.
Bạn biết thần chết chứ? Ông ấy là một người thực thi bình đẳng vĩ đại nhất và là người san bằng mọi bất công trong xã hội. Không thiên vị một ai, dù giàu sang hay nghèo hèn ông ấy đều cần mẫn gõ cửa từng nhà.
Nếu chỉ còn một ngày để sống! Một ngày thì quá ngắn so với một kiếp người, nhưng nếu bạn sống thật "chất" thì một ngày là quá đủ để cho bạn làm tất cả.
Nhưng may mắn thay các bạn không chỉ còn một ngày mà còn có nhiều ngày, thậm chí còn nhiều năm để sống. Vậy tại sao bạn không sống cho thật trọn vẹn, sống chậm, sống yêu thương nhiều hơn để rồi sau này sẽ chẳng bao giờ nói giá như bạn có thêm một ngày để sống.
Bác sĩ Nguyễn Thế Lương
Sinh năm 1971
Phó Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội, chuyên gia nam khoa