Có quá nhiều người không biết cách sơ cứu khi chẳng may bị tai nạn
Chấn thương do tai nạn là một điều thường xuyên xảy ra trong cuộc sống một cách bất ngờ, chẳng hạn như bị bỏng và bị vật sắc cắt vào cơ thể hoặc tai nạn thường xảy ra nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý tình huống đúng trong những trường hợp nguy cấp như vậy.
Nếu khi bị tai nạn nhưng điều trị không kịp thời, phương pháp không đúng và có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Gần đây, một cuộc khảo sát do Life Times và Sohu.com cùng Health Channel (Trung Quốc) thực hiện cho thấy hơn 90% trong số 1346 người tham gia khảo sát thường bị chấn thương, tai nạn như bị cắt, bỏng, ngã, v.v., nhưng gần một nửa trong số họ đã xử lý khắc phục hậu quả của những vụ tai nạn đó không đúng cách.
Kết quả khảo sát cho thấy các vết cắt gây ra bởi các vật sắc nhọn hoặc chấn thương có nhiều khả năng xảy ra nhất, chiếm 39% số người được hỏi, tiếp theo là 32% tai nạn gây thương tích, 20% tai nạn do bỏng, bị vật nuôi cắn hoặc tấn công và 7% bởi các vết trầy xước.
Trong số đó, trường hợp bị chảy máu do những vết cắt cứa, 20% người không biết cách xử lý. Những người khác sẽ chọn sử dụng cách khử trùng bằng cồn và dùng vật dụng gì đó băng bó, dán vào vết thương ngay trong lần đầu tiên, nhưng thực tế, phương pháp đúng lại là sử dụng gạc sạch để đè ấn vết thương, buộc lại để cầm máu.
Đặc biệt đối với các vết thương lớn hơn và sâu hơn, việc sơ chế ngay sau khi bị sự cố xảy ra là việc rất quan trọng, sau đó nhanh chóng đến bệnh viện.
Cách đây không lâu, nam diễn viên Phan Tinh Nghị đã khiến động mạch chủ bị cắt dứt do ngã đập người vào bồn tắm. Nếu biết cách xử lý tình huống bằng cách nén vết thương và cầm máu được thực hiện vào thời điểm xảy ra sự cố thì hậu quả nghiêm trọng sẽ không xảy ra.
Mỗi người cần trang bị kiến thức xử lý tình huống khi gặp tai nạn, điều này rất quan trọng
Bác sĩ Chu Vinh Bân, giám đốc khoa cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Quân khu Bắc Kinh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên tờ Life Times (TQ) rằng nếu gặp các vết thương nhỏ có thể nhanh chóng phủ hoặc dán băng hỗ trợ, và sau đó tạo áp lực để cầm máu ngay tức thì.
Tai nạn do bỏng
Khảo sát thực tế cũng cho thấy một kết quả đáng lo lắng về khả năng xử lý tình huống nguy cấp của nhiều người. Khi bị bỏng, 40% người được hỏi trả lời rằng họ sẽ ngay lập tức thoa kem chống bỏng và các loại thuốc khác.
Bác sĩ Chu Vinh Bân chỉ ra rằng, cách làm này không hiệu quả khi bôi những thứ trên vào vết thương ngay sau khi bị bỏng. Phương pháp đúng là rửa vết bỏng nhẹ nhàng bằng nước lạnh trong 20 phút. Ngay kể cả kem đánh răng - thứ mà rất nhiều người dùng để xử lý tình huống khi bị bỏng cũng có ít ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bỏng.
Nếu bạn đang mặc quần áo hoặc đi giày và tất, bạn không nên vội vàng cởi ra, nếu không da sẽ bị bong ra cùng với giày và quần. "Nhiều người khi nấu ăn, thường gặp tình huống bị dầu mỡ nóng bắn lên da, tốt nhất là rửa sạch, nếu không vết thương sẽ tồn tại rất lâu và biến thành sẹo xấu", BS Bân nói thêm.
Tai nạn do ngã
Tỷ lệ té ngã và bị bầm tím trong đời sống hàng ngày cũng rất cao, đặc biệt là đối với các gia đình có người già và trẻ em.
"Loại chấn thương do tai nạn này được chia thành hai tình huống. Nếu đó là chấn thương ở cổ và thắt lưng, thì bạn đừng tiếp tục vận động nữa mà nên đi bệnh viện để kiểm tra nhanh chóng.
Nếu bạn bị thương đến mức không thể di chuyển, người xung quanh đừng di chuyển bệnh nhân và tốt nhất là giữ nguyên vị trí ban đầu chờ xe cứu thương.
BS Bân chia sẻ thêm, nếu xuất hiện các dấu hiệu tắc nghẽn mạch hoặc bầm tím, … đừng ngay lập tức xoa bóp ngay. Cách đúng là sử dụng túi nước đá để chườm lạnh. Có thể giảm đau hiệu quả và giảm phù nề.
Tai nạn do bị động vật tấn công
Nếu bạn nuôi thú cưng hoặc tiếp xúc thú cưng thường xuyên có thể rơi vào tình huống bị thú cưng cắn hoặc cào xước, hoặc gặp tình huống bị động vật cắn thì rất nên chuẩn bị những kiến thức sơ cứu để xử lý tình huống.
Một khi điều này xảy ra, hãy ngay lập tức bóp/đè/ấn vào vết thương, để máu (nếu có độc) chảy ra khỏi vết thương, sau đó xử lý bằng muối loãng hoặc rượu cho giảm bẩn vùng vết thương và đến bệnh viện để kiểm tra sự cần thiết của việc hút độc hoặc tiêm phòng bệnh dại trong trường hợp cần thiết.
Trong khảo sát, mặc dù hơn 80% hộ gia đình có chuẩn bị sẵn đồ sơ cứu như băng hỗ trợ và rượu/cồn chống nhiễm trùng, nhưng những dụng cụ này được chuẩn bị không đầy đủ.
BS Bân cho rằng, tốt nhất nên dùng gạc, băng hỗ trợ, rượu, một số loại băng dính và các dụng cụ sơ cứu cơ bản, các loại thuốc phổ biến như kem bỏng, để phòng những trường hợp bất trắc xảy ra.
*Theo Health/Lifetimes