“Bóng ma Đường cao tốc”: Án mạng hàng loạt đầu tiên ở Washington, 6 thiếu nữ da màu bị sát hại dã man và đến giờ vẫn chưa được giải quyết

VŨ HUẾ |

"Dù 49 năm đã trôi qua nhưng nếu tôi buông tay, cả các nạn nhân lẫn sự đau đớn của gia đình họ cũng đều rơi vào quên lãng" - Romaine Jenkins, cảnh sát Washington cho biết.

Trong 2 năm 1971-1972, Washington xuất hiện liên tiếp 6 vụ giết người. Tất cả nạn nhân đều là nữ thiếu niên người da đen từ 10-18 tuổi, bị hãm hiếp và siết cổ chết. 

Hung thủ còn để lại lời nhắn, ký tên Freeway Phantom. FBI rầm rộ mở cuộc điều tra, nhưng vụ án bị đóng lại quá nhanh mà không có lời giải.

“Bóng ma Đường cao tốc”: Án mạng hàng loạt đầu tiên ở Washington, 6 thiếu nữ da màu bị sát hại dã man và đến giờ vẫn chưa được giải quyết - Ảnh 1.

“Bóng ma Đường cao tốc”: Án mạng hàng loạt đầu tiên ở Washington, 6 thiếu nữ da màu bị sát hại dã man và đến giờ vẫn chưa được giải quyết - Ảnh 2.

“Bóng ma Đường cao tốc”: Án mạng hàng loạt đầu tiên ở Washington, 6 thiếu nữ da màu bị sát hại dã man và đến giờ vẫn chưa được giải quyết - Ảnh 3.

“Bóng ma Đường cao tốc”: Án mạng hàng loạt đầu tiên ở Washington, 6 thiếu nữ da màu bị sát hại dã man và đến giờ vẫn chưa được giải quyết - Ảnh 4.

“Bóng ma Đường cao tốc”: Án mạng hàng loạt đầu tiên ở Washington, 6 thiếu nữ da màu bị sát hại dã man và đến giờ vẫn chưa được giải quyết - Ảnh 5.

“Bóng ma Đường cao tốc”: Án mạng hàng loạt đầu tiên ở Washington, 6 thiếu nữ da màu bị sát hại dã man và đến giờ vẫn chưa được giải quyết - Ảnh 6.

Freeway Phantom: "Bóng ma" cưỡng hiếp, sát hại và vứt xác trên đường cao tốc

Ngày mùng 1/5/1971, Romaine Jenkins (28 tuổi) - cảnh sát thuộc Đơn vị Điều tra Án mạng của Sở Thanh tra Thủ đô và Cảnh sát DC nhận được cuộc gọi báo cáo phát hiện thi thể thiếu nữ da màu phía sau Bệnh viện St. Elizabeth, trên vệ đường 295.

Nạn nhân là Carol Spinks, học sinh lớp 7. Cô bé mất tích từ 6 ngày trước, chết trong tình trạng hết sức khủng khiếp: bị hãm hiếp và siết cổ, khắp người có vết cắt, mũi chảy máu.

6 nạn nhân của "Bóng ma đường cao tốc"

Trên quần áo của Spinks vương lại vài sợi vải tổng hợp màu xanh lá cây. Khám nghiệm tử thi cho thấy, trong dạ dày cô bé có trái cây dạng múi. Kẻ bắt cóc đã cho Spinks ăn, giam giữ cô bé khoảng 3-4 ngày rồi mới ra tay hạ sát.

Ngày 15/7, Cảnh sát D.C lại nhận được cuộc gọi báo có thi thể thiếu nữ da màu trên đường 295. Đơn vị Điều tra Án mạng cử một nhóm cảnh sát đến, nhưng không tìm thấy gì.

Một tuần sau, người từng gọi điện báo gọi lại. Anh ta nổi nóng vì phát hiện cái xác vẫn nằm ở chỗ cũ. 

Nhưng đó thực ra là một nạn nhân khác - Darlenia Johnson, 16 tuổi, thi thể trong tình trạng bị phân hủy nghiêm trọng đến nỗi không thể xác nhận nguyên nhân tử vong. Johnson mất tích từ ngày 9/7, chỉ nằm cách nơi tìm thấy Spinks tầm 5m.

Ngày 28/7, thi thể bé Brenda Faye Crockett (10 tuổi) mất tích khoảng 10 tiếng lộ ra trên đường 50. 8 tiếng trước đó, người nhà Crockett có nhận được điện thoại của cô bé 2 lần. 

Lần đầu, Crockett khóc mếu bảo mình bị một đàn ông da trắng bắt cóc. Lần thứ hai, cô bé hỏi đi hỏi lại "Mẹ có nhìn thấy con không?".

“Bóng ma Đường cao tốc”: Án mạng hàng loạt đầu tiên ở Washington, 6 thiếu nữ da màu bị sát hại dã man và đến giờ vẫn chưa được giải quyết - Ảnh 8.

James Trainum - cựu thanh tra sở cảnh sát Washington D.C tại con đường ác mộng.

Ngày 1/10/1971, Nenomoshia Yates (12 tuổi) mất tích vào lúc 7h tối. Khoảng 2 tiếng sau, một nam thiếu niên 16 tuổi phát hiện thi thể vẫn còn hơi ấm của cô bé trên Đại lộ Pennsylvania.

Sáng sớm ngày 16/11/1971, cảnh sát David Norman (22 tuổi) đang tuần tra trên đường 202 thì đột ngột thấy Brenda Woodard (18 tuổi) nằm bất động. 

Trong túi áo cô có nhét một mảnh giấy ghi "Đây là bằng chứng sự vô cảm của ta với loài người, đặc biệt là con gái. Ta sẽ nhận tội, nếu các người bắt được ta. Ký tên Freeway Phantom (tạm dịch: Bóng ma Đường cao tốc)".

Ngày 6/9/1972, Diane Williams (17 tuổi) được tìm thấy trên đường I-295. Trong túi quần jean và trên giày thể thao của cô có dòng chữ tương tự vụ Woodrd. 

Trừ thi thể Johnson bị phân hủy quá nặng, tất các nạn nhân còn lại đều được xác định đã bị cưỡng hiếp và siết cổ đến chết. Trên người Crockett dính vài sợi vải tổng hợp màu xanh. Woodard thì bị đâm thêm 4 vết dao.

FBI phái hẳn 100 thanh tra và đặc vụ vào cuộc

Ngay từ vụ án đầu tiên, Romaine Jenkins đã quan tâm nhưng chưa được phép tham gia phá án. Phải đến vụ án thứ 4, bà mới vào cuộc với vai trò người giám sát cuộc điều tra. 

Liên kết giữa các vị trí phát hiện thi thể nạn nhân, Cảnh sát D.C đặt tên chuỗi án mạng hàng loạt này là Freeway Phantom. Không ngờ đến vụ án thứ 5, họ lại nhận được mảnh giấy ghi lời nhắn ký tên đúng như vậy.

“Bóng ma Đường cao tốc”: Án mạng hàng loạt đầu tiên ở Washington, 6 thiếu nữ da màu bị sát hại dã man và đến giờ vẫn chưa được giải quyết - Ảnh 10.

Romaine Jenkins, cựu thanh tra sở Cảnh sát DC.

Đối chiếu chữ viết, Cảnh sát D.C nhận thấy đó là bút tích của chính Woodard. Các nét chữ không hề bị run, nên Jenkins suy đoán Woodard đã viết trong trạng thái tinh thần thoải mái. 

Có vẻ, cô và hung thủ là người quen biết. "Bạn không thể nào bình tĩnh viết cái gì đó khi trước mặt là kẻ bắt cóc và hành hung mình," - bà phân tích.

Sau cái chết của Woodard, Washington bình yên suốt 10 tháng. Điều này khiến Jenkins và Cảnh sát D.C chắc mẩm Freeway Phantom đã rời khỏi thủ đô hoặc bị bắt vì tội danh nào đó khác, cho đến khi xuất hiện nạn nhân thứ 6.

Năm 1974, FBI thành lập đội đặc biệt điều tra vụ "Bóng ma Đường cao tốc" với 100 thám tử và đặc vụ. Jenkins hợp tác với họ, lập ra danh sách dài cả trăm nghi phạm. Robert Askins - tội phạm giết người đã mãn hạn tù bị tình nghi nặng nhất. 

FBI phát hiện trong nhà hắn ta có khăn quàng cổ của phụ nữ, dao gây án, khuyên tai… Tuy nhiên, Askins không liên quan tới Freeway Phantom mà là tội phạm hiếp dâm, giết người của 2 vụ án khác.

Nhưng chưa gì đã đóng án

Phân tích tội phạm của FBI chỉ ra, Freeway Phantom phải là kẻ có bề ngoài tri thức, học vấn từ tốt nghiệp trung học trở lên. Anh ta cũng phải thông thạo mọi ngõ ngách ở Washington, nên mới trót lọt bắt cóc và vứt bỏ thi thể.

Trước Freeway Phantom 5 năm, có một nhóm tội phạm bắt cóc và cưỡng hiếp phụ nữ hoạt động quanh khu vực DC là Green Vega. 

Jenkins nghi ngờ "Bóng ma Đường cao tốc" là phần tử của băng đảng này, nhưng không phát hiện bằng chứng liên kết nào.

Nhóm điều tra đặc biệt của FBI không phát hiện gì thêm, tự động giải thể. 

Ngược lại với vụ hai chị em người da trắng, Kinda và Sheila Lyon bị mất tích tại Trung tâm Thương mại Wheaton Plaza, Montgomery năm 1975, họ truy lùng đến tận khi tra còng vào tay hung thủ năm 2015.

Chỉ một mình Jenkins là không thể buông bỏ việc điều tra vụ án. Năm 1987, bà được chuyển tới làm việc ở văn phòng luật sư danh giá và tự tái mở cuộc điều tra.

Năm 1990, Jenkins đem các vật chứng vụ Brenda Woodard xét nghiệm pháp y. Đáng tiếc là công tác bảo quản từ những năm 1970 quá kém, nên trên chúng không còn sót lại dấu tích DNA.

Năm 1994, Jenkins về hưu. Dù vậy, bà vẫn không thể thôi ám ảnh về Freeway Phantom. "Chừng nào trái tim còn đập thì tôi còn theo đuổi vụ án này đến cùng," - Jenkins tuyên bố.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại