Bon chen trên biển, Trung Quốc bị bộ 3 quyền lực "siết chặt": Thế lực đáng gờm từ Địa Trung Hải

QS |

Theo trang tin TFI, Trung Quốc đang tìm cách thống trị lĩnh vực vận tải biển toàn cầu nhưng tham vọng của họ đang gặp phải thách thức lớn.

Một số báo cáo cho biết Hy Lạp và những chủ sở hữu người Hy Lạp đang giữ vị thế "thống trị" trong lĩnh vực vận tải toàn cầu. Giá trị hiện tại mà đội tàu thuộc quyền sở hữu của họ mang lại là gần 100 tỷ USD, đưa Hy Lạp lên top đầu bảng trong lĩnh vực này.

Trung Quốc hiểu rằng, việc trở thành thế lực thống trị trong ngành vận tải biển sẽ cho phép họ tiếp cận các quốc gia trên phạm vi rộng và xa. Nó cũng sẽ cho phép Bắc Kinh tăng cường các hoạt động gián điệp.

Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều để bắt kịp nhưng chưa thể vượt lên trong cuộc đua. Các chuyên gia kinh tế dự đoán rằng, cam kết mạnh mẽ của Hy Lạp đối với thị trường vận tải biển trên toàn cầu có vẻ sẽ không thay đổi khi các chủ sở hữu người Hy Lạp, với sự tập trung cao độ vào những kết quả mà họ sẽ thu được, có xu hướng tiếp tục dẫn đầu trong tương lai gần.

Bon chen trên biển, Trung Quốc bị bộ 3 quyền lực siết chặt: Thế lực đáng gờm từ Địa Trung Hải - Ảnh 1.

Tham vọng thống trị lĩnh vực vận tải biển toàn cầu của Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức. Ảnh minh họa (Nguồn: Mercury News)

Cái tên thứ hai đáng gờm trong lĩnh vực vận tải biển là Nhật Bản và nước này sẽ không nhượng bộ Trung Quốc.

Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, với mục tiêu phục hồi ngành đóng tàu của Ấn Độ, đã yêu cầu tất cả các cảng lớn của nước này mua hoặc thuê tàu kéo được sản xuất tại Ấn Độ.

Ấn Độ hiện có 12 cảng lớn, xử lý khoảng 61% tổng lượng giao thông hàng hóa của cả nước. Việc tạo ra một cú hích cho mảng này sẽ giúp New Delhi ngăn chặn bất cứ hành vi hiếu chiến nào của Trung Quốc trong lĩnh vực có tầm quan trọng hàng đầu đối với nền kinh tế của Ấn Độ.

Tại Ấn Độ, các công ty dầu khí do nhà nước quản lý đã quyết định dừng thuê tàu chở dầu do các công ty của Trung Quốc sở hữu hoặc vận hành, ngay cả trong trường hợp các tàu này đã đăng ký và treo cờ của nước khác.

Động thái mới nhất của New Delhi đã loại bỏ các tàu có bất cứ mối liên hệ nào với Trung Quốc ra khỏi cuộc đua.

Trước đó, Bộ điện lực của Ấn Độ đã cấm nhập khẩu các thiết bị của Trung Quốc dùng cho những dự án truyền-ohats và phân phối tại Ấn Độ. Cơ quan này cũng đặt ra tiêu chuẩn nghiêm ngặt để kiểm tra chất lượng và phần mềm độc hại đối với những thiết bị được phép nhập khẩu.

Ấn Độ không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho các công ty dầu khí Trung Quốc mà còn tạo ra tác động sâu rộng đối với thị phần của các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực dầu khí trên thế giới.

Nhìn chung, Ấn Độ đang "vũ khí hóa" vị thế của mình, với tư cách là nước tiêu thụ và nhập khẩu dầu lớn thứ ba toàn cầu.

Theo TFI, nhiều quốc gia đang "dậy sóng" trước việc Trung Quốc muốn thống trị các tuyến vận tải biển trên thế giới. Tuy nhiên, với việc Hy Lạp đang chiếm ưu thế vô song trong lĩnh vực này, tiếp sau là Nhật Bản, thì Trung Quốc đang gặp phải thách thức lớn.

Ngoài ra, động lực thúc đẩy ngành vận tải biển Ấn Độ cạnh tranh với Trung Quốc cũng đang khiến Bắc Kinh bị dồn nén trong mọi lĩnh vực.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại