Vấn đề nước Nga trăn trở
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chương trình truyền hình trực tiếp giao lưu với người dân Nga trên truyền hình quốc gia. Qua đó, Tổng thống Nga sẽ trả lời các câu hỏi của công chúng về các thắc mắc trong nước và ngoài nước.
Hơn 1.5 triệu người dân Nga đặt các câu hỏi trong chương trình "Direct Line with Vladimir Putin" vào ngày 20/6. Người Nga thường gửi câu hỏi qua đường dây nóng, tin nhắn, thư điện tử, mạng xã hội và ngay cả trên trường quay.
Theo khảo sát, mức độ tín nhiệm của Tổng thống Putin có tín hiệu giảm sau các cuộc chính sách cải cách nâng tuổi dân trí và giảm lương. Đây là vấn đề khiến nhiều người Nga hiện đang căng thẳng dưới chính quyền Tổng thống Putin..
Tổng thống Nga Putin đã bắt đầu cuộc trả lời các ý kiến của người dân xung quanh các vấn đề thu nhập trì trệ. Tuy nhiên, Tổng thống Putin cho biết, kinh tế Nga sẽ hồi phục. Ông Putin cũng thông báo rằng sự gia tăng mức lương sẽ được điều chỉnh nhanh chóng trong thời gian tới nhằm đảm bảo mức sống tốt hơn cho người dân.
"Chúng ta đang nhìn thấy quá trình sản xuất gia tăng và lạm phát giảm dưới 5%, thu nhập cũng bắt đầu tăng lên. Nga cần phải thay đổi cấu trúc kinh tế và thúc đẩy phát triển công nghệ cao", Tổng thống Putin cho biết.
Nga hồi phục sau các trừng phạt
Tổng thống Nga Vladimir Putin liên tục muốn giảm đi các ảnh hưởng của trừng phạt quốc tế đối với nước này. Trong khi các ý kiến cho rằng các trừng phạt đang khiến cho kinh tế Nga ảnh hưởng thì Tổng thống Putin khẳng định trừng phạt cũng có thể khiến cho các quốc gia châu Âu trở nên tồi tệ hơn.
Tổng thống Putin cho rằng, cho dù là các trừng phạt phương Tây thì Nga vẫn có các biện pháp để giúp cho kinh tế nước này phát triển, trong đó có ngành nông nghiệp.
Trong suốt cuộc gặp gỡ vào ngày 20/6 tại Brussels, các nhà lãnh đạo châu Âu tiếp tục thúc đẩy mở rộng các trừng phạt với Nga kéo dài trong 12 tháng tiếp theo.
"Châu Âu vẫn tiếp tục kiên định trong cam kết chủ quyền của Ukraine và sự toàn vẹn lãnh thổ.
Các nhà lãnh đạo của Hội đồng châu Âu tuyên bố: "Châu Âu không công nhận và tiếp tục lên án sự vi phạm luật pháp quốc tế".
Trong khi đó, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, các trừng phạt của phương Tây được xem như là một nỗ lực kiềm chế sức mạnh của Nga và cho biết, Mỹ đang cố gắng đạt được mục tiêu tương tự cùng với Trung Quốc thông qua thuế quan thương mại và các trừng phạt nhằm vào Huawei.
"Mỹ muốn thúc đẩy việc phát triển của Trung Quốc như một siêu cường toàn cầu. Điều tương tự đang diễn ra với Nga và tiếp tục tiếp diễn. Vì vậy, nếu chúng ta muốn chiến thắng thì chúng ta cần phải mạnh mẽ hơn nhằm vực dậy nền kinh tế", Tổng thống Putin cho biết.
"Châu Âu sẽ chịu đau đớn hơn"
Trong năm ngoái, Tổng thống Putin đã tham gia trả lời 79 câu hỏi trong 4.20 phút. Vào năm nay, Tổng thống Nga đã trả lời 81 câu hỏi trong 4.8 tiếng xung quanh các câu hỏi của người dân. Tổng thống Putin đã kịp trả lời 81 câu hỏi của người dân Nga về các vấn đề kinh tế - xã hội, chính sách đối nội, đối ngoại và nhiều vấn đề quốc tế và khu vực mà người dân quan tâm.
Các trừng phạt của châu Âu vào kinh tế Moscow bắt đầu từ năm 2014 kể từ sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin cho rằng, các quốc gia thành viên châu Âu cũng đã trải qua thời gian khó khăn do ảnh hưởng từ các trừng phạt vào Nga khi Moscow luôn có cách để đối phó.
Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, các trừng phạt kinh tế phương Tây đã khiến kinh tế Nga mất khoảng 50 tỷ đôla. Tuy nhiên, liên minh châu Âu cũng trở nên khó khăn hơn từ khi thắt chặt các trừng phạt, mất khoảng 240 tỷ đôla kể từ năm 2014.
Các quốc gia khác cũng rơi vào vòng luẩn quẩn từ các trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga, Tổng thống Putin khẳng định.
Tổng thống Putin nói thêm rằng, phương Tây dường như không hề có ý định thay đổi quan điểm với Nga. Vì vậy, Moscow sẽ có cách đối phó với trừng phạt kinh tế để ổn định trong nước.
Nga luôn cố gắng để có thể đạt dược lợi ích quốc gia từ sức ép kinh tế của phương Tây. Moscow hạn chế các sản phẩm nhập khẩu và thay thế vào đó là tập trung vào các sản phẩm trong nước, thậm chí là đối với các ngành chưa từng có kinh nghiệm sản xuất trước đây.
Tuyên bố của Tổng thống Putin diễn ra trước khi liên minh châu Âu mở rộng các trừng phạt kinh tế đối phó với Nga. Quyết định đã được thông báo vào ngày 20/6.
Mỹ và châu Âu đã đưa ra các trừng phạt kinh tế đối phó với Nga trong năm 2014 sau khi cáo buộc Moscow có liên quan đến xung đột tại Đông Ukraine. Tuy nhiên, Kremlin liên tục bác bỏ tuyên bố này. Các biện pháp mở rộng mà không hề đưa ra các lý do rõ ràng, bao gồm cả việc cáo buộc Nga có liên quan đến bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.