Bỏ việc lương 30 triệu đồng/tháng để dồn 1,3 tỷ đồng mở quán lẩu: Hoạt động 4 tháng đã phải đóng cửa, nợ nần ngập đầu, không có tiền trả nhân viên

Ứng Hà Chi |

Do không tính toán kỹ lưỡng, cô gái trẻ đã vấp phải thất bại khi khởi nghiệp.

Đây là lời tự sự của một cô gái trẻ được đăng tải trên Toutiao.

Quê tôi ở vùng quê Tứ Xuyên, bố mẹ đều là giáo viên dạy cấp 2 trong huyện. Cuộc sống gia đình tôi không phải giàu sang nhưng tạm gọi là ổn định. Hàng năm, gia đình đều để dành được một khoản tiết kiệm nhỏ, phòng khi gặp vấn đề bất trắc.

Sau khi tốt nghiệp THPT, tôi đến Thâm Quyến làm việc. Nhưng do trình độ thấp, không có bằng đại học nên tôi bị nhiều công ty lớn từ chối. Sau hơn 1 tháng chưa tìm được công việc phù hợp nên tôi không còn cách nào khác là làm việc cho một công ty thương mại điện tử quy mô hơn 100 nhân viên.

Để tiết kiệm chi phí sinh hoạt, tôi thuê một căn nhà nhỏ rộng hơn 20m2. Tiền thuê nhà hàng tháng là hơn 700 NDT. Tôi thường mang đồ ăn đến công ty để không phải tốn tiền mua đồ bên ngoài. Tuy thu nhập không cao nhưng tôi biết tiết kiệm nên tháng nào cũng để dành ra được nửa tháng lương.

Sau này, với sự phát triển vượt bậc của hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, tiền lương của tôi cũng tăng lên hàng năm. Sau 5 năm làm việc, mức lương hàng tháng của tôi lên tới 9000 NDT (khoảng 29,4 triệu đồng).

Bỏ việc lương 30 triệu đồng/tháng để dồn 1,3 tỷ đồng mở quán lẩu: Hoạt động 4 tháng đã phải đóng cửa, nợ nần ngập đầu, không có tiền trả nhân viên - Ảnh 1.

Vì ở xa quê nên dịp Tết mỗi năm, tôi chỉ về quê vài ngày. Bố mẹ dự định mua nhà ở quê rộng 100m2 cho tôi nhưng tôi không đồng ý. Dù sao cơ sở hạ tầng ở quê không tốt, khu công nghiệp ít, lương bình quân đầu người thấp nên tôi không thích sống ở đây. Tôi là người thích sự năng động, không ngừng phát triển. Nếu tôi về quê, tôi rất khó tìm được công việc có thu nhập như hiện tại.

Còn Thâm Quyến là thành phố hạng nhất, điều kiện tương đối tốt, có nhiều công ty trả lương cao. Hơn nữa, tôi cũng có khát khao sẽ mua được một ngôi nhà ở Thâm Quyến. Tuy nhiên, giá nhà đất ở đây vô cùng đắt đỏ. Nếu bạn muốn mua một căn hộ rộng 70m2, có 2 phòng ngủ và 1 phòng khách thì ít nhất bạn phải bỏ ra 2 triệu NDT.

Tôi nghĩ nếu cứ tiếp tục làm công ăn lương sẽ khó mua được nhà. Vì thế nên tháng 2 năm ngoái, một người bạn học cũ làm trong công ty bất động sản rủ tôi nghỉ việc để mở quán lẩu. Người bạn này tìm được mặt bằng kinh doanh, giá thuê không hề cao.

Lúc đầu tôi hơi do dự. Từng làm thêm trong một nhà hàng lẩu khi mới ra trường nên tôi biết rằng lợi nhuận của các nhà hàng lẩu không hề thấp. Tuy nhiên tôi cũng biết, kinh doanh quán lẩu cần rất nhiều chi phí như: Trang trí quán, mua vật dụng bếp, bàn ghế, mua thực phẩm,… Cộng các khoản lại thì chi phí ban đầu không hề thấp.

Bỏ việc lương 30 triệu đồng/tháng để dồn 1,3 tỷ đồng mở quán lẩu: Hoạt động 4 tháng đã phải đóng cửa, nợ nần ngập đầu, không có tiền trả nhân viên - Ảnh 2.

Người bạn của tôi tự tin nói rằng vị trí cửa hàng rất tốt, gần khu phố thương mại, cách ga tàu điện ngầm không xa, xung quanh tấp nập người qua lại. Đặc biệt vào cuối tuần, các gia đình sẽ dẫn con cái đi chơi, đi ăn uống. Chính vì vậy, mở nhà hàng lẩu là phương án kinh doanh tối ưu. Hơn nữa năm nay, ngành kinh doanh ăn uống phát triển, đắt khách.

Dưới sự thuyết phục của bạn học cũ, tôi chấp thuận. Chỉ sau vài ngày, chúng tôi cùng nhau đi thuê địa điểm. Tuy nhiên khi bố mẹ tôi biết chuyện, họ đã phản đối gay gắt. Bố mẹ bảo tôi làm việc ở công ty nhiều năm như vậy, thu nhập lại ổn định, hà cớ gì phải vất vả bươn trải bên ngoài?

Bỏ việc lương 30 triệu đồng/tháng để dồn 1,3 tỷ đồng mở quán lẩu: Hoạt động 4 tháng đã phải đóng cửa, nợ nần ngập đầu, không có tiền trả nhân viên - Ảnh 3.

Tôi để ngoài tai mọi lời, gom góp toàn bộ số tiền tiết kiệm 400.000 NDT (khoảng 1,3 tỷ đồng) để mở nhà hàng. Tuy nhiên đến nay được hơn 4 tháng mà lượng khách tới quán rất ít. Tôi phải gồng lỗ, cố gắng duy trì. Tiền thuê nhà, tiền điện nước, nguyên liệu và tiền thuê nhân công là những khoản phí lớn phải chi trả hàng tháng.

Cố gắng kéo dài thêm vài tháng nữa nhưng tình hình không khả thi, cuối cùng tôi phải đóng cửa hàng, trả lại mặt bằng, ôm thêm một khoản nợ lớn. Tiền lương nhân viên tôi cũng đành khất lần họ, chưa thể thanh toán kịp. Từ sự việc, tôi nhận ra khởi nghiệp không phải chuyện đơn giản. Có quá nhiều thứ phải cân nhắc. Chính vì vậy, mỗi người cần suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi khởi nghiệp để tránh rơi vào tình trạng như tôi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại