1. Không rửa bất kỳ rau củ nào trước khi lưu trữ:
Nghe có vẻ lạ nhưng việc rửa rau củ quả đôi khi sẽ làm mất đi lớp bảo vệ chống vi khuẩn nấm mốc xâm nhập của chính loại rau củ quá đó đấy. Nếu bẩn bạn chỉ cần dùng khăn khô lau là được.
2. Rau quả thích môi trường khô ráo:
Độ ẩm sẽ kích thích vi khuẩn sinh sôi vì vậy để giúp môi trường khô ráo bạn nên đặt khăn giấy vào trong hộp trái cây hoặc túi rau để khăn giấy hấp thụ bớt độ ẩm của rau quả.
3. Làm thế nào để bảo quả bơ đúng cách?
Nếu bơ chưa chín đặt bơ trong túi giấy dày hoặc bọc bằng giấy báo kín để ở nhiệt độ phòng. Khi quả bơ đã chín cho vào túi zip đem cất ở ngăn mát tủ lạnh.
4. Không đặt 1 số loại rau củ trong tủ lạnh:
Ớt chuông, cà chua, dưa chuột chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ phòng không cần cho vào tủ lạnh. Ớt chuông nếu để trong tủ lạnh sẽ làm giảm độ đàn hồi của quả còn dưa chuột và cà chua sẽ dễ bị thối rữa.
Trái cây cũng không nên để trong tủ lạnh cho chín vì như vậy trái cây sẽ nhanh hỏng hơn.
5. Bọc kín cuống của trái chuối:
Chuối nếu để trong tủ lạnh sẽ rất nhanh bị thâm đen tốt nhất để chuối ở nhiệt độ phòng và nhớ bọc kín cuống của trái chuối lại điều này giúp cho chuối được tươi lâu hơn.
6. Giữ rau cắt lát hoặc đã lột vỏ trong nước:
Bạn có thể bảo quan rau củ tươi lâu hơn với những loại đã cắt lát hoặc tước vỏ nếu còn thừa bằng cách ngâm chúng trong nước để vào hũ kín và bảo quản trong tủ lạnh.
7. Ngăn chưa rau củ trong tủ lạnh là khu vực có nhiệt độ ấm hơn hẳn phần còn lại:
Nếu muốn bảo quản cho rau tươi hơn thì bạn lưu ý có thể đặt rau quả lên các ngăn trên cao vì ngăn được chỉ định đặt rau quả lại là nơi có nhiệt độ ấm hơn hẳn.
8. Chắc chắn không bảo quản các loại rau và trái cây cùng nhau:
Một số loại trái cây và rau quả thải rau nhiều khí ethylene khi chúng đã chín gồm chuối, mơ, dưa, lê, mận, xoài và cà chua.
Trong khi đó lại có một số loại rau quả nhạy cảm với khí này như: táo, cà tím, dưa hấu, khoai tây, bí ngô, cà rốt và bông cải xanh.
Nếu bị đặt gần với các loại rau củ quả đầu tiên, chúng sẽ dễ bị thối hơn. Vì vậy, tốt nhất để lưu trữ hai nhóm này riêng biệt với nhau.
9. Khoai tây và hành tây không nên bảo quản chung:
Hai loại rau củ này mà đặt cạnh sẽ khiến chúng dễ nảy mầm và sẽ không thể ăn được.
10. Tỏi và hành thích nơi tối:
Bóng tối là "bạn thân" của hành tỏi, vì thế tốt nhất bạn nên bảo quản chúng ở nơi không có ánh sáng. Nếu không bạn hãy cho chúng vào từng túi giấy có đục vài lỗ thoát khí.
11. Khoai tây nhanh hỏng khi gặp ánh sáng mặt trời
Khoai tây sẽ dễ dàng bị thối rữa nếu bị ánh sáng mặt trời chiếu vào. Tốt nhất bạn nên phơi khô vỏ khoai rồi đặt chúng ở nơi tối, khô ráo trong thùng nhựa hoặc gỗ hoặc trong giỏ.
12. Đặt táo chung với khoai tây
Đặt táo cạnh khoai tây sẽ giúp chúng tươi lâu hơn.
13. Măng tây tươi lâu hơn nếu cắm trong nước
Măng tây giống như những bó hoa bạn nên cắm chúng trong một ly thủy tinh có nước như vậy chúng sẽ tươi lâu hơn.
14. Súp lơ thích độ ẩm:
Súp lơ sẽ tươi lâu hơn nếu bạn ngâm phần thân súp lơ vào nước và đậy 1 chiếc khăn ẩm lên phần bông của súp lơ.
15. Rau củ bảo quản ở nhiệt độ phòng cần nơi thoáng khí
Không nên đặt rau củ ở trong tủ kín nên để vào rỗ, thùng gỗ ở nơi thoáng khí và khô ráo.
16. Bảo quản cần tây bằng giấy bạc
Cần tây nên bọc kín bằng giấy bạc rồi đặt vào tủ lạnh để giữ được độ tươi cũng như mùi vị. Không nên bọc bằng màng bọc thực phẩm vì sẽ làm mất đi vị của cần tây.
17. Cà chua nên được bảo quản với phần cuống hướng lên:
Khu vực xung quanh cuống của quả cà chua sẽ là phần dễ bị hỏng nhất vì vậy đặt phần này hướng lên trên sẽ giúp chúng duy trì được độ tươi lâu hơn.
18. Nho tươi lâu hơn nếu bọc kín trong túi nilon về để tủ lạnh:
Để giúp nho tươi lâu hơn bạn nên để chúng trong túi nilon kín và đặt vào ngăn mát tủ lạnh.