Bộ trưởng Quốc phòng Lambrecht: Quân đội Đức không còn vũ khí trong kho để cung cấp cho Ukraine nữa!

Thu Thủy |

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Lambrecht trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Đức ngày 19/7 cho biết, Quân đội Đức không còn dư thừa vũ khí trong kho để cung cấp cho Ukraine.

Đức xác nhận viện trợ 30 khẩu pháo phòng không tự hành Gerpard cho Ukraine (Ảnh: Deutsche Welle).

Đức xác nhận viện trợ 30 khẩu pháo phòng không tự hành Gerpard cho Ukraine (Ảnh: Deutsche Welle).

Trước đó, nội các Đức cho biết Chính phủ Đức đã chính thức xác nhận kế hoạch chuyển giao 30 khẩu pháo phòng không tự hành Gepard, 3 dàn phóng tên lửa nhiều nòng Mars và hệ thống phòng không IRIS-T cho Ukraine .

Chính phủ Đức trước đó kiên quyết chính sách không tiết lộ chi tiết hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine, các nhà chức trách viện lý do lo ngại về an ninh. Hôm thứ Ba (19/7), nội các Đức đã công bố danh mục các khoản viện trợ quân sự đã được chuyển đến Ukraine, cùng danh sách các nguồn cung cấp mà Berlin đang chuẩn bị thực hiện trong tương lai.

Theo danh sách được công bố, Đức đã cung cấp cho Ukraine gần 15.000 quả mìn chống tăng, 500 tên lửa phòng không vác vai Stinger của Mỹ, 2.700 tên lửa phòng không vác vai Strela MANPADS do Liên Xô chế tạo, 16 triệu viên đạn vũ khí hạng nhẹ, 100 khẩu súng máy MG3, 100.000 quả lựu đạn, 23.000 mũ bảo hiểm, 178 xe các loại và một số phụ tùng thay thế của máy bay chiến đấu MiG-29.

Bộ trưởng Quốc phòng Lambrecht: Quân đội Đức không còn vũ khí trong kho để cung cấp cho Ukraine nữa! - Ảnh 1.

Pháo tự hành PzH-2000 Đức đã viện trợ cho Ukraine (Ảnh: Deutsche Welle).


Chính phủ Đức nhắc lại rằng ngân sách năm 2022 đã tăng thêm 2 tỉ euro cho các nhu cầu quốc phòng, và số tiền này sẽ được sử dụng chủ yếu cho việc hỗ trợ Ukraine.

Đây không phải là lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Đức lên tiếng về vấn đề này. Trước đó, ngày 9/4 bà Christine Lambrecht đã nói, việc trực tiếp lấy vũ khí từ kho dự trữ của quân đội Đức để cung cấp cho Ukraine là "gần như không thể".

Bà nhấn mạnh rằng các thiết bị hiện có của Quân đội Đức "phải đảm bảo khả năng phòng thủ của chính nước Đức và liên minh". Truyền thông Đức hồi tháng trước loan tin rằng các tên lửa mà Đức viện trợ cho Ukraine trước đó được lấy từ các kho dự trữ của Đông Đức, tuổi đời đã lâu, có tới 1/3 không thể sử dụng được nữa..

Bà Lambrecht nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với tờ Augsburg Zeitung rằng để duy trì khả năng quốc phòng của chính Đức, viện trợ quân sự cho Ukraine trong tương lai sẽ ngày càng được các tập đoàn quân sự-công nghiệp cung cấp trực tiếp.

Bộ trưởng Quốc phòng Lambrecht: Quân đội Đức không còn vũ khí trong kho để cung cấp cho Ukraine nữa! - Ảnh 2.

100 khẩu súng máy MG3 đã được Quân đội Đức cung cấp cho Ukraine (Ảnh: Deutsche Welle).

Bà thừa nhận rằng Đức hiện không còn có vũ khí để hỗ trợ: "Về kho dự trữ của Quân đội Đức mà nói, viện trợ quân sự của chúng ta cho Ukraine đã đạt đến giới hạn".

Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói thêm rằng điều này không có nghĩa là "chúng tôi không thể làm nhiều hơn cho Ukraine", nhưng bà từ chối tiết lộ bước tiếp theo trong việc cung cấp viện trợ quân sự, với lý do "được bảo mật tuyệt đối".

Theo bà, việc giữ bí mật là một yêu cầu rõ ràng từ Ukraine vì một khi các chi tiết của thỏa thuận được công bố, " Nga sẽ có thông tin và chỉ điều đó thôi cũng có ý nghĩa chiến lược-quân sự."

Đức là một trong những khách hàng mua năng lượng lớn của Nga ở châu Âu, trước đây ít nhiệt tình với việc viện trợ quân sự cho Ukraine.

Khi bắt đầu xung đột quân sự Nga-Ukraine, Đức đã từ chối cung cấp vũ khí và chỉ cung cấp vũ khí sát thương như tên lửa phòng không dưới sức ép của đồng minh.

Do đó, tờ tuần báo Der Spiegel của Đức hồi tháng 3 đã đưa ra thông tin nói rằng 1/3 số vũ khí lấy từ kho dự trữ từ quân đội CHDC Đức (Đông Đức) đã không còn sử dụng được.

Bộ trưởng Quốc phòng Lambrecht: Quân đội Đức không còn vũ khí trong kho để cung cấp cho Ukraine nữa! - Ảnh 3.

Bà Christine Lambrecht, Bộ trưởng Quốc phòng Đức (Ảnh: Sohu).


Đức cũng do dự trong việc trừng phạt Nga, điều này cũng đã dẫn đến mâu thuẫn trong nội bộ EU.

Theo truyền thông Đức Die Welt ngày 19/7, bà Bộ trưởng Quốc phòng Đức Lambrecht đã đến thị sát tiểu đoàn pháo binh của lữ đoàn Pháp-Đức ở khu vực Tây Nam nước Đức vào hôm thứ Ba. Đơn vị này là nơi huấn luyện các binh sĩ Ukraine sử dụng lựu pháo tự hành PzH-2000. Trước đó, Đức đã chuyển giao 7 khẩu pháo tự hành PzH-2000 cho Ukraine trong tháng 6, trở thành lô vũ khí hạng nặng đầu tiên Đức viện trợ cho Ukraine.

Cùng ngày, bà Lambrecht nói trong khi đến thăm doanh trại: "Ukraine có thể dựa vào chúng tôi tiếp tục hỗ trợ họ trong tương lai", nhưng bà ngay lập tức nói thêm rằng Quân đội Đức "không thể cho nhiều hơn".

Bà nói: "Tôi đã nói rất rõ ràng rằng chúng tôi không thể khai thác nhiều hơn từ Bundeswehr (Quân đội Đức) và các đồng nghiệp của tôi cũng nhận thức được điều đó."

Bộ trưởng Quốc phòng Lambrecht: Quân đội Đức không còn vũ khí trong kho để cung cấp cho Ukraine nữa! - Ảnh 4.

Tờ Der Spiegel ngày 7/7 đưa tin bà Lambrecht từ chối yêu cầu của Ukraine về việc cung cấp 200 xe bọc thép.


Hồi đầu tháng báo Đức Der Spiegel (Tấm Gương) ngày 7/7 đưa tin, bà Lambrecht cũng cho biết khi dứt khoát từ chối yêu cầu của Ukraine về việc Đức cung cấp 200 xe bọc thép bánh lốp Fuchs-Panzern: "Đức sẽ tiếp tục làm hết khả năng có thể để hỗ trợ Ukraine, nhưng sẽ không trả giá bằng khả năng phòng thủ của chính nước Đức".

Ngoài ra, theo mạng tin Potilico của Mỹ đưa tin ngày 6/7, Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 6/7 nói tại Hạ viện Đức rằng các nước phương Tây sẵn sàng cung cấp các đảm bảo an ninh cho Ukraine, nhưng các biện pháp phải được quyết định tùy theo tình hình cụ thể của Ukraine. Ukraine không thể có được từ phương Tây các bảo đảm" phòng thủ lẫn nhau "theo kiểu NATO.

Tờ Die Zeit (Thời Đại) của Đức đề cập rằng ông Scholz ngày 6/7 cũng đã nói về vấn đề cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine. Ông tuyên bố rằng Đức sẽ tiếp tục gửi thêm vũ khí cho Ukraine thông qua các nước đối tác, nhưng nhấn mạnh rằng Đức sẽ không "hành động đơn phương" và mọi hỗ trợ quân sự sẽ được phối hợp với NATO.

Việc Đức cung cấp vũ khí cho Ukraine đã bị giới chức Ukraine nhiều lần chỉ trích vì "hứa ​​hẹn quá nhiều và giao không đủ".

Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, phía Ukraine liên tục cáo buộc Đức "viện trợ bất lợi cho Ukraine" và việc vận chuyển vũ khí chậm chạp.

Đáp lại, Thủ tướng Đức Olaf Scholz từng trả lời: "Một số người nghĩ rằng việc mua vũ khí chiến tranh đơn giản như mua một chiếc ô tô, điều đó là sai". Ông nói, Đức luôn vận chuyển cho Ukraine những thứ vũ khí mà thực tế họ cần, ví dụ hệ thống phòng không và và lựu pháo.

Bộ trưởng Quốc phòng Lambrecht: Quân đội Đức không còn vũ khí trong kho để cung cấp cho Ukraine nữa! - Ảnh 6.

The Guardian đưa tin lãnh đạo Cục Tình báo Quân đội Ukraine thừa nhận hoàn toàn phụ thuộc vào vũ khí do phương Tây viện trợ.


Mặc dù Ukraine luôn phàn nàn về viện trợ quân sự của Đức, nhưng để có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến, Ukraine vẫn cần phải dựa vào viện trợ quân sự của phương Tây. Ukraine thực sự cũng đã luôn kêu gọi phương Tây viện trợ vũ khí nhiều hơn.

Trong một bài viết độc quyền trên tờ The Guardian vào tháng 6, ông Vadym Skibitsk, Phó Cục trưởng Cục tình báo quân đội Ukraine, thẳng thắn thừa nhận rằng Ukraine đã thua trận trước Nga trên chiến tuyến và giờ đây gần như hoàn toàn dựa vào vũ khí từ phương Tây để ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga. .

Ông Skibitsky nói: "Tất cả bây giờ được quyết định bởi những gì (phương Tây) cho chúng tôi".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại