Bỏ thung lũng Silicon về nước khởi nghiệp, “nhân tài” Đà thành khiến các Shark tranh cãi kịch liệt

Ngân Hà |

Bỏ Silicon Valley, kéo cả đồng sáng lập Snapchat về Việt Nam khởi nghiệp xe máy điện, Startup bị dàn “cá mập” vùi dập không thương tiếc dù được đánh giá cao về năng lực, thậm chí còn nhận về lời khuyên “nên từ bỏ”…

Nhân tài lập trình bỏ thung lũng Silicon về Việt Nam khởi nghiệp vì môi trường

Xuất hiện trong tập 10, Shark Tank Việt Nam mùa 3 phát sóng tối qua (25/9), Nguyễn Bá Cảnh Sơn- CEO, Cofounder DATBIKE để lại nhiều ấn tượng cũng như lan truyền năng lượng tích cực cho cộng đồng khởi nghiệp trẻ sau màn gọi vốn của mình.

Cảnh Sơn sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng, sau nhiều năm làm việc tại Mỹ, CEO trẻ quyết định quay về Việt Nam thành lập công ty. Mục tiêu duy nhất khi thành lập DATBIKE là:

"Làm sao để khi ra đường, người Việt Nam không cần phải đeo khẩu trang như những gì em từng có ngày xưa.

Em từng làm việc ở nước ngoài, là kỹ sư phần mềm, công việc chính là làm sao để các website, hệ thống mình lập trình hoạt động nhanh hơn. Nhưng sau một thời gian, em dần nhận ra việc mình dành toàn bộ tuổi trẻ, công sức để làm điều đó hoàn toàn không có ý nghĩa.

Đối với con người, việc hít thở là quan trọng nhất thì ở quê hương, người thân, bạn bè mình đang phải ngày ngày sống trong bầu không khí ô nhiễm. Em quyết định về Việt Nam để sản xuất xe máy điện"

Bỏ thung lũng Silicon về nước khởi nghiệp, “nhân tài” Đà thành khiến các Shark tranh cãi kịch liệt - Ảnh 1.

CEO Cảnh Sơn từng học lập trình từ lớp 6, đại diện cho Việt Nam đi thi và đạt huy chương bạc Olympic tin học Quốc tế khi còn học Phổng thông.

Sau khi nghỉ việc Silicon, Cảnh Sơn dành một năm tại Mỹ, ở trong căn phòng bé chỉ để mua máy móc về học từ hàn đến gia công cơ khí, vẽ. "Profile" ấn tượng của anh khiến các "cá mập" lưu tâm, không ngần ngại gọi CEO trẻ là "nhân tài lập trình".

Là gương mặt nổi tiếng trong giới công nghệ, shark Dũng cũng nhanh chóng nhận ra Sơn từng làm việc tại thung lũng Silicon":

"Em là thế hệ thanh niên đi thật xa để trở về. Em bỏ Silicon về làm về môi trường là điều rất đáng hoan nghênh và không phải ai cũng dám làm điều đấy. Sự dấn thân đấy anh đánh giá rất cao" - Shark Dũng đánh giá.

Bỏ thung lũng Silicon về nước khởi nghiệp, “nhân tài” Đà thành khiến các Shark tranh cãi kịch liệt - Ảnh 2.
Bỏ thung lũng Silicon về nước khởi nghiệp, “nhân tài” Đà thành khiến các Shark tranh cãi kịch liệt - Ảnh 3.

Theo giới thiệu của founder, hiện chiếc xe điện có máy móc sản xuất ở Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, còn thiết kế do Cảnh Sơn tự thực hiện.

"Giá thành một chiếc xe điện là 59,9 triệu, chúng em kêu gọi vốn để có thể sản xuất và bán giá 39,9 triệu đồng. Trong 1 tháng bán chính thức có 60 người đăng ký, dự kiến thu về 100.000 USD.

Biên lợi nhuận sau khi bán ra thị trường, trừ đi chi phí sản xuất khi ở sản lượng 1000 chiếc là 30%. Nếu bán được 10.000 chiếc thì biên lợi là 30-40%, giá thành chỉ còn 25 triệu. Hiện tại DATBIKE chưa có lợi nhuận biên.

Nhà máy hiện được đặt ở Đà Nẵng, công suất 1.000 xe/tháng. Nếu dự án có đầu tư thì sẽ sản xuất được ở mức 25 triệu đồng/chiếc. 

Công suất động cơ xe máy điện này là 4500W, tốc độ tối đa 80 km/h, khoảng cách từ 0 lên 50 km/h chỉ dưới 3s. Công suất cực lớn tương đương xe máy phân phối 125cc, dùng pin lithium" – Startup giới thiệu.

Đến chương trình, CEO kêu gọi 50.000 USD cho 0,5% cổ phần dự án xe máy điện.

Đội ngũ nhiều nhân tài, gồm cả đồng sáng lập Snapchat vẫn bị vùi dập không thương tiếc, khiến các Shark tranh cãi nảy lửa

Sau phần giới thiệu của startup, các Shark đã có màn tranh luận nhiều những quan điểm trái ngược. Cụ thể, Shark Nguyễn Hòa Bình cho rằng:

"Em đang vướng vào một sai lầm của startup là làm ra sản phẩm chưa chắc người tiêu dùng đã cần, có cũng được không có cũng được. Đây là xu hướng nhưng người ta sẽ không mua xe của em đâu."

Bỏ thung lũng Silicon về nước khởi nghiệp, “nhân tài” Đà thành khiến các Shark tranh cãi kịch liệt - Ảnh 4.

Màn tranh luận đối ngược quan điểm của shark Bình và shark Dũng.

Đáp lại, Shark Nguyễn Mạnh Dũng không ngần ngại phản bác dứt khoát: "Anh không đồng ý với quan điểm của anh Bình. Xu thế sẽ là xe điện, nhu cầu có sẵn rồi.

Chuyện người ta có mua xe của em hay không hãy để thị trường trả lời nhưng câu chuyện ở đây là lý do khiến họ mua xe của em. Ví dụ bên Mỹ, tại sao người tiêu dùng mua Tesla thay vì các hãng khác."

CEO DATBIKE cho biết thêm đội ngũ của mình có rất nhiều người từ Silicon Valley trở về. Điều họ thiếu là chiến lược kinh doanh, mentors, còn bản thân có khả năng học rất nhanh. Sơn cho rằng phát triển công nghệ là điều đội ngũ của mình làm tốt nhất.

Nguyễn Bá Cảnh Sơn còn chia sẻ về tiềm năng thị trường khi tăng trưởng ngành này trên thế giới là 10%, hiện quy mô đạt 30 tỷ USD, đến 2025 sẽ là 60 tỷ USD.

Châu Âu, Mỹ đã bắt đầu đi xe điện hai bánh, scooters. Việt Nam đang đứng ở vị trí rất quan trọng để lấy được thị trường như vậy. Xét về trường xe máy Việt Nam không khác gì Trung Quốc, Đài Loan và nếu Việt Nam không làm sẽ mất cơ hội.

Bỏ thung lũng Silicon về nước khởi nghiệp, “nhân tài” Đà thành khiến các Shark tranh cãi kịch liệt - Ảnh 5.

CEO được các Shark thừa nhận là "nhân tài của đất nước" vẫn không nhận được sự đầu tư của số đông Shark Thanh Việt và Shark Đỗ Liên đều từ chối vì "không có khả năng, ưu thế khi tham gia dự án."

Nhận là "tri kỷ", khẳng định rất quý startup, nhưng Shark Bình cũng không đầu tư và đưa ra lời khuyên khá "phũ": "Chính vì anh rất quý em nên anh thành thật khuyên em không nên đi theo startup này.

Thực sự bởi em có vẻ đang nhầm thời điểm, nhầm sản phẩm, sai thị trường, chưa nói đến định giá. Nên khuyên em nên làm cái gì đó khác. 

Anh sẽ đầu tư cho em trong tương lai, khi ra một cái gì đó phù hợp hơn. Anh không muốn đất nước mình dùng sai một nhân tài".

Bỏ thung lũng Silicon về nước khởi nghiệp, “nhân tài” Đà thành khiến các Shark tranh cãi kịch liệt - Ảnh 6.

Shark Bình phũ phàng khuyên "tri kỷ" nên từ bỏ dự án này

Ra sức bênh vực và đánh giá cao những nhân tài "đi thật xa để trở về quê hương" khởi nghiệp, Shark Dũng vẫn từ chối đầu tư trong tiếc nuối vì không thực sự am hiểu sản phẩm cũng như không có hệ sinh thái phù hợp để hỗ trợ DATBIKE.

Về phía mình, Sơn cho rằng rất muốn tham gia vào hệ sinh thái của shark Hưng. Shark Hưng tỏ ra rất quan tâm đến dự án này, cho biết mình sẽ đầu tư, không đưa ra offer. 

Thậm chí vị "cá mập" còn chia sẻ đã có vị trí khu đất thích hợp ở Đà Nẵng, có sẵn hạ tầng để DATBIKE tham gia sản xuất.

Bỏ thung lũng Silicon về nước khởi nghiệp, “nhân tài” Đà thành khiến các Shark tranh cãi kịch liệt - Ảnh 7.

Shark Phạm Thanh Hưng cho biết thêm: "Hiện tôi đang làm việc với quỹ đầu tư rất lớn, đây là một trong người khá thân với Elon Musk và các shark bên Mỹ với khoản đầu tư hàng chục triệu USD sản xuất xe điện. Điều tôi rất cần là những người sản xuất như đội ngũ DATBIKE. Bạn là ứng cử viên khá ổn."

Chốt lại startup đề nghị mức định giá 6 triệu USD và shark Hưng đồng ý đầu tư 60.000 USD cho 1% cổ phần và 1% cho vai trò tư vấn. Sau 1 năm nếu đạt KPI shark Hưng sẽ đạt thêm 2% cổ phẩn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại