Ngay vào mùa xuân, việc bổ sung kali cho cơ thể được cho là hết sức quan trọng để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật vào mùa hè cũng như cả năm.
Theo BS dinh dưỡng Vũ Đại Dương (làm việc tại TP.HCM), kali không chỉ giúp cân bằng lượng nước trong cơ thể mà còn hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh, cơ bắp. Vào mùa hè, cơ thể thường bị mệt mỏi nhiều, mọi người nên bổ sung kali đầy đủ. Điều này cũng có ý nghĩa cho những mùa còn lại trong năm nếu bạn muốn duy trì sống khỏe mạnh, cả năm ít bệnh tật, nhất là phòng tránh tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh tim mạch.
Mặc dù chuối là nguồn cung cấp kali phổ biến và dồi dào, nhưng đây không phải là lựa chọn duy nhất. Bài viết này sẽ tiết lộ 3 món ăn giàu kali, được đánh giá cao hơn hẳn so với chuối. Đồng thời, bạn có thể dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày, giúp duy trì sức khỏe tốt trong suốt những tháng còn lại trong năm.
1. Bánh mì thịt hấp nấm
Món bánh mì thịt hấp nấm là một lựa chọn tốt khi muốn bổ sung kali vào chế độ ăn uống của bạn. Thịt, đặc biệt là thịt đỏ hoặc thịt gia cầm, chứa một lượng kali đáng kể, giúp cải thiện chức năng của cơ bắp và hệ thần kinh.
Nấm, nhất là nấm kim châm rất giàu kali. Theo Healthiline, 100g nấm kim châm cung cấp 359mg kali, rất cần thiết cho cơ thể. Trong khi bánh mì, tùy thuộc vào loại bột sử dụng để làm bánh, cũng có thể cũng cung cấp lượng kali đáng kể.
Đặc biệt, hình thức nấu chín món ăn ở dạng hấp giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn, bao gồm cả kali, so với các phương pháp chế biến như chiên hay nướng, có thể làm giảm hàm lượng khoáng chất này.
2. Thịt bò xào gừng
Thịt bò xào gừng là một trong những món ăn giàu kali. Nguyên nhân bởi nguyên liệu chính là thịt bò chứa hàm lượng kali cao, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng điện giải và hỗ trợ chức năng cơ bắp. 100g thịt bò chứa 318mg kali, cung cấp lượng dồi dào cơ thể cần mỗi ngày.
Gừng được biết đến với lượng khoáng chất và vitamin nhưng hàm lượng kali trong gừng không đáng kể. Tuy nhiên, gừng cùng với các gia vị và rau củ khác đi kèm trong món xào có thể góp phần nhỏ vào lượng kali tổng cộng của món ăn, lại giúp món ăn thơm ngon hấp dẫn hơn.
Phương pháp xào nhanh cũng giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng trong thực phẩm, bao gồm kali, so với việc chế biến lâu hơn (ví dụ như dạng hầm nhừ) có thể làm giảm hàm lượng của các khoáng chất.
3. Thịt ba chỉ xào cải xoăn
Thịt ba chỉ xào cải xoăn giàu kali bởi vì cả hai nguyên liệu chính đều có hàm lượng kali cao.
Thịt ba chỉ, mặc dù có chứa chất béo, nhưng cũng cung cấp một lượng kali đáng kể giúp hỗ trợ chức năng của cơ bắp và hệ thần kinh. 100g thịt ba chỉ chứa 185mg kali.
Cải xoăn, một loại rau lá xanh đậm, là một trong những nguồn thực phẩm hàng đầu về hàm lượng kali. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe. Việc xào nhanh món ăn giúp giữ lại nhiều vitamin và khoáng chất, trong đó có kali, làm tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn, phòng tránh bệnh tim mạch hiệu quả hơn.