Vào ngày 6/8, ông Bàng đi làm về và không thấy con trai mình ở nhà. Ông chỉ thấy dòng chữ viết trên tờ giấy đặt lên bàn: "Bố ơi, khi nhìn thấy dòng chữ này, con đã đi rồi! Mẹ không thích con chút nào. Con sẽ ra ngoài làm việc, mọi người đừng tìm con, rồi có ngày con sẽ quay về".
Hóa ra cậu con trai 14 tuổi đã để lại mảnh giấy và bỏ đi, lý do là vì có liên quan đến người mẹ. Ông Bàng rất lo lắng cho sự an toàn của con nên đã nhanh chóng báo cảnh sát.
Cuối cùng ông tìm thấy con trai trong một nhà hàng lẩu ở Trùng Khánh (Trung Quốc). Hóa ra cậu bé cảm thấy mẹ yêu quý 2 cô em gái và rất thờ ơ, lạnh nhạt với mình. Vì vậy cậu mới lựa chọn cách bỏ nhà đi.
Vì thấy mẹ yêu thương 2 em mà lạnh nhạt với mình nên cậu bé 14 tuổi này đã quyết định bỏ nhà ra đi (Ảnh minh họa).
Nhiều cư dân mạng nói rằng: Thực tế, đứa trẻ này khá nóng tính và tự trọng, nhưng một phần lớn do cha mẹ đối xử không công bằng với các con. Nếu trong gia đình có nhiều con, cha mẹ nên giải quyết mối quan hệ giữa các con như thế nào?
1. Không nên lạnh nhạt với 1 đứa trẻ
Cha mẹ nếu không quan tâm và hay lạnh nhạt với con cái sẽ khiến trẻ bị tổn thương vô cùng (Ảnh minh họa).
Nhiều cha mẹ cho rằng đứa trẻ nhỏ hơn sẽ rất cần sự chăm sóc. Do đó, cha mẹ thường sẽ chú ý trẻ nhỏ mà bỏ qua trẻ lớn hơn. Tuy nhiên cha mẹ nên nhớ rằng, dù trẻ lớn đến mức nào, cũng vẫn mong muốn nhận được sự quan tâm của bố mẹ.
Bất luận cha mẹ lạnh nhạt vì nguyên nhân gì cũng sẽ khiến trẻ bị tổn thương. Đặc biệt là đối với những đứa trẻ sống nội tâm, mặc dù sẽ không phàn nàn, nhưng sự bất mãn bên trong được tích lũy ngày càng nhiều, một ngày nào đó sẽ bùng phát.
2. Đừng đánh trước mặt đứa trẻ khác
Trong giáo dục gia đình, điều cấm kỵ nhất là đánh trẻ, đặc biệt là trước mặt một đứa trẻ khác. Cho dù là trẻ bị đánh hay là trẻ không bị đánh, cũng đều khiến chúng bị tổn thương tâm lý. Nếu bị đánh chắc chắn sẽ rất buồn và lòng tự trọng sẽ bị tổn thương, còn trẻ không bị đánh sẽ cảm thấy sợ hãi. Bất kể hậu quả là gì, cũng đều không có lợi cho sự phát triển của trẻ.
3. Mâu thuẫn giữa hai đứa trẻ, hãy để chúng giải quyết
Nếu các con có mâu thuẫn, điều đầu tiên là cha mẹ nên để chúng tự giải quyết với nhau (Ảnh minh họa).
Việc trẻ có mâu thuẫn là điều bình thường. Cha mẹ nên cố gắng để chúng tự giải quyết vì sự tham gia mù quáng của cha mẹ, rất có thể sẽ gây ra tình trạng không công bằng. Điều quan trọng nhất là để trẻ học cách thương lượng, thảo luận với nhau, cũng giúp chúng hiểu nhau hơn.
4. Cha mẹ nên công bằng khi giải quyết các vấn đề của trẻ
Đôi khi có những sự việc xảy ra khiến cha mẹ phải "ra mặt" xử lý. Khi cha mẹ đang xử lý vấn đề, nhất định không được thiên vị. Giải quyết sự việc phải hiểu nguyên nhân, kết quả của sự việc và đối xử công bằng.
5. Không được so sánh con với những đứa trẻ khác
Đôi khi cha mẹ thích đem con mình so sánh với những đứa trẻ khác hoặc với các chị em trong gia đình. Mặc dù mục đích so sánh của cha mẹ để giúp trẻ nhìn thấy những điểm tốt để học tập, tuy nhiên điều này sẽ phản tác dụng. Nó sẽ gây ra sự bất mãn và khiến trẻ cảm thấy bản thân mình vô dụng, không bao giờ tốt bằng người khác. Cha mẹ hãy nhìn thấy những điểm mạnh và khuyến khích trẻ phát triển, không nên tạo áp lực.
6. Không bắt trẻ lớn nhường trẻ nhỏ
Nhiều cha mẹ thường có thói quen bắt trẻ lớn phải nhường nhịn em nhỏ, tuy nhiên điều này sẽ khiến trẻ lớn có 2 phản ứng. Một là sẽ trở nên tiêu cực, ghét em vì nghĩ ba mẹ thương em hơn mình.
Hai là bé sẽ trở nên bao dung quá mức cần thiết, thậm chí sẽ hình thành tính cách cam chịu thua thiệt và nhường nhịn cả thế giới này. Nhường nhịn và bao dung là đức tính tốt nhưng nếu không biết đặt lòng tốt của mình đúng chỗ thì dễ bị lợi dụng.
Đối với đứa con nhỏ, có thể từ sự nuông chiều đó, bé sẽ lấn lướt bắt nạt anh, chị và sẽ hình thành nên thói ích kỷ. Thế nên để giữ sự bình yên trong ngôi nhà, cách tốt nhất bạn nên giữ sự bình đẳng giữa các con.
Nguồn: Sohu